Giải quyết dứt điểm việc thiếu nhà vệ sinh trong trường học

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Phấn đấu hoàn thành việc bổ sung, sửa chữa, cải tạo nhà vệ sinh và nước sạch cho các cơ sở giáo dục trước khai giảng năm học mới 2018-2019.

Bộ cũng đã chỉ đạo các địa phương xây dựng và thực hiện nội quy sử dụng, bảo quản nhà vệ sinh, các công trình nước sạch đúng cách nhằm bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường trường học xanh, sạch, đẹp.

Thực trạng nhà vệ sinh và công trình nước sạch năm 2018. Nguồn: Báo cáo của Cục Cơ sở vật chất, 2018

Thực trạng nhà vệ sinh và công trình nước sạch năm 2018. Nguồn: Báo cáo của Cục Cơ sở vật chất, 2018

Lưu ý chuẩn bị cơ sở vật chất thực hiện chương trình mới

Liên quan đến cơ sở vật chất trường học, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương khảo sát thiết bị dạy học ở tất cả các trường trên phạm vi toàn quốc để nhận diện thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của từng cấp học, từng địa phương; 

Tổ chức rà soát, điều chỉnh các chuẩn, tiêu chuẩn về trường lớp học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới, làm căn cứ xây dựng, ban hành Đề án tổng thể về cơ sở vật chất, thiết bị trường học; ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu theo chương trình giáo dục phổ thông mới; hướng dẫn các địa phương mua sắm bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh và chương trình, sách giáo khoa mới.

Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông tới đây tập trung chủ yếu vào đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức dạy học.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các địa phương: Chỉ mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học còn thiếu và sắp xếp lại cho phù hợp với các môn học chứ không mua sắm toàn bộ; rà soát kỹ lưỡng để mua sắm, bổ sung trang thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ hiện nay.

Song song với việc này, các nhà trường sẽ tổ chức cho giáo viên và học sinh tự làm thiết bị dạy học, vừa đáp ứng nhu cầu dạy và học, vừa nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh.

Các địa phương quan tâm tăng cường cơ sở vật chất theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá và từng bước hiện đại, xóa bỏ các phòng học 3 ca, phòng học xuống cấp, phòng học tạm, phòng học nhờ, ưu tiên cho việc duy trì phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, tiểu học, trung học cơ sở; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị dạy học.

Hệ thống phòng thí nghiệm, đặc biệt là phòng thí nghiệm công nghệ cao của các trường đại học kỹ thuật được tăng cường đầu tư. Nhiều thư viện đã tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều phòng học, giảng đường, công trình thể thao... đã được đầu tư xây mới hoặc cải tạo nâng cấp để đáp ứng nhu cầu đào tạo.

Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất trường lớp còn hạn hẹp ở 1 số địa phương

Việc phát triển hệ thống trường, lớp ở miền núi, vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn do địa bàn dân cư thưa thớt, không tập trung, giao thông không thuận lợi. Việc sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí.

Nói về hạn chế về cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo, Bộ GD&ĐT cho biết: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu, lạc hậu. Ở một số địa phương nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất trường, lớp còn hạn hẹp, đầu tư còn dàn trải, hiệu quả chưa cao; tỷ lệ số phòng học kiên cố/lớp thấp, chỉ đạt bình quân khoảng 0,68.

Nhiều trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm có diện tích đất đai, khuôn viên chật hẹp, không đáp ứng được tiêu chuẩn hiện hành, hạ tầng kỹ thuật (giao thông; thông tin liên lạc; chiếu sáng; cung cấp năng lượng; cấp, thoát nước, quản lý chất thải...) thiếu và cũ kỹ, không đảm bảo yêu cầu sử dụng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học nói chung còn thiếu, lạc hậu, đặc biệt là thư viện. Tỷ lệ nhà vệ sinh và nước sạch chưa đạt chuẩn còn cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.