Giải pháp nuôi sống 11 tỷ người

Giải pháp nuôi sống 11 tỷ người

(GD&TĐ) - Trên thế giới ngày càng có nhiều người bị đói; còn dân số thế giới đang gia tăng mạnh mẽ. Hiện tại trên trái đất có hơn 7 tỷ người (trong số đó 1 tỷ người thiếu ăn) và đến năm 2050 con số này lên tới hơn 10 tỷ người. Các nhà khoa học ở Viện Môi trường thuộc Trường Đại học Minnesota đã công bố một bài báo khoa học trên tạp chí “Environmental Research Letters” (Thư tín Nghiên cứu môi trường), trong đó họ khẳng định nếu chúng ta tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn dự trữ hiện nay thì chúng ta có thể nuôi sống thậm chí 11 tỷ người.

 

Các chuyên gia tính rằng đến năm 2050, nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp tăng 2 lần, bởi vì số lượng người tăng mà khu vực sản xuất nông nghiệp không tăng nhanh đến vậy. Chúng ta sẽ phải từ bỏ việc sử dụng cây trồng để tạo ra nhiên liệu sinh học và hạn chế sản xuất một số loại thịt. Điều này làm tăng thêm số lượng các sản phẩm dành cho con người  tới 70%.

Các nhà khoa học trong các nghiên cứu của mình đã phân tích sự thay đổi khu vực hoạt động của 41 loài thực vật phổ thông nhất từ những năm 1997 - 2003. Họ cũng nhấn mạnh nhu cầu về năng lượng của con người và bổ sung dữ liệu về tính hiệu quả trong chăn nuôi và việc sản xuất thức ăn từ vật nuôi.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy  55% calo lấy từ thực vật được sử dụng trực tiếp để nuôi người. Các nhà khoa học đánh giá thế giới có thể nuôi sống 11 tỷ người; chúng ta chỉ cần thay đổi một số thói quen ẩm thực, cụ thể cần phổ thông hóa thực đơn không có thịt, hạn chế công nghiệp chăn nuôi ít hiệu quả, thay việc sử dụng thịt bò bằng thịt lợn và thịt gia cầm.

Giải pháp chống nạn đói trên thế giới mà các nhà khoa học đề cập chỉ là phần nổi của tảng băng, bởi mỗi người trong chúng ta có thể ảnh hưởng đến việc cải thiện tình trạng này thông qua việc quản lý  rác thải trong nhà tốt hơn. Nói một cách khác, chúng ta hãy cân nhắc về loại thức ăn cần mua và số lượng thức ăn cần mua, để sau đó không phải đổ thức ăn thừa vào thùng rác, gây lãng phí.

Nhật Linh (Theo GW)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.