Giải pháp chống điểm “liệt” thi THPT quốc gia

GD&TĐ - Trường THPT Anh Hùng Núp (Gia Lai) chia sẻ công tác quản lý, tổ chức ôn tập thi THPT quốc gia năm học 2017-2018, trong đó có giải pháp chống điểm “liệt” và nâng cao điểm xét tuyển vào ĐH, CĐ.

Giải pháp chống điểm “liệt” thi THPT quốc gia

Kinh nghiệm của nhà trường là tiến hành tổ chức khảo sát, phân chia lớp theo từng đối tượng học sinh, bố trí giáo viên có năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao để ôn tập, bồi dưỡng kiến thức phù hợp từng đối tượng học sinh, nhất là biện pháp “chống điểm liệt” ở tất cả các bộ môn đặt biệt là môn Toán, Tiếng Anh. Có các biện pháp ôn tập, bồi dưỡng kiến thức phù hợp từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém có nguy cơ trượt tốt nghiệp.

Trong quá trình ôn luyện, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh nhằm động viên và kịp thời uốn nắn học sinh. Tổ trưởng chuyên môn định kỳ báo cáo tình hình ôn tập, nắm bắt vấn đề phát sinh tham mưu lãnh đạo nhà trường để có hướng xử lý kịp thời.

Trường THPT Anh Hùng Núp cũng cho biết thường xuyên tổ chức hội nghị chuyên đề ở cấp tổ/nhóm bộ môn, kịp thời bàn các biện pháp đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, nội dung chương trình ôn tập, quản lý chất lượng giờ dạy.

Đồng thời, quan tâm đặc biệt đến học sinh dân tộc thiểu số, học sinh thuộc diện hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh gặp nhiều khó khăn trong học tập,…để động viên học sinh đến lớp tích cực ôn tập đạt kết quả cao nhất.

Trường tổ chức thi thử THPT quốc gia nhiều lần để học sinh làm quen với nhiều dạng đề thi, biết cách làm bài và phân bổ thời gian hợp lý. Qua kết quả mỗi đợt thi thử, các tổ chuyên môn, giáo viên giảng dạy phân tích, đánh giá hiệu quả công tác tổ chức ôn tập, kết quả học tập của học sinh, rút kinh nghiệm và kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp hơn để tiếp tục giúp đỡ học sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi chính thức.

Giải thích cho học sinh ý nghĩa việc tham gia thi thử THPT Quốc gia để động viên học sinh tham gia đầy đủ và làm bài nghiêm túc đồng thời hướng dẫn cho học sinh phương pháp, kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm, bài thi tự luận để học sinh tự tin trong khi làm bài, tránh tình trạng các em bỡ ngỡ, mắc lỗi khi thi.

Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhằm nâng cao chất lượng toàn diện

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học toàn trường,

Kế hoạch đã được thông qua toàn thể Hội đồng sư phạm, cha mẹ học sinh, học sinh và được Hội đồng sư phạm, cha mẹ học sinh và học sinh đồng thuận cao.

nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp THPT, tỷ lệ đỗ ĐH, CĐ, nhà trường đã xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày từ đầu năm học, nhằm tăng thời lượng để ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, bồi dưỡng học sinh giỏi, bổ túc kiến thức cơ bản cho học sinh yếu kém và tổ chức các hoạt động giáo dục khác.

Kế hoạch đã được thông qua toàn thể Hội đồng sư phạm, cha mẹ học sinh, học sinh và được Hội đồng sư phạm, cha mẹ học sinh và học sinh đồng thuận cao.

Cụ thể, căn cứ kế hoạch đã được phê duyệt, trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh toàn trường từ đầu tháng 10 năm 2017. Tổng số tiết tăng thêm là 18 tiết/tuần, chia cho 6 môn (Toán, Văn, Tiếng Anh và 3 môn tự chọn của học sinh).

Đối với khối 12, nhà trường tổ chức ôn tập theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ tháng 9/2017 đến hết học kỳ I; giai đoạn 2 từ đầu học kỳ II đến hết học kỳ II; giai đoạn 3 từ sau thi học kỳ II đến 15/6/2018: Tiếp tục ôn thi THPT quốc gia 9 môn thi THPT theo đăng ký chính thức của học sinh.

Trường đã tổ chức cho các nhóm bộ môn phối hợp với các trường trong cụm và tài liệu do Sở GD&ĐT cung cấp để biên soạn tài liệu nội bộ phù hợp với từng đối tượng học sinh của trường.

Tài liệu được biên soạn hoàn chỉnh và phát hành cho giáo viên, học sinh lớp 12 từ đầu tháng 10/2017 gồm 2 phần kiến thức (lớp 11 và lớp 12) và tiếp tục bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT. Mỗi bộ tài liệu đều có nội dung nâng cao dành cho học sinh thi ĐH và phần kiến thức cơ bản dành cho học sinh yếu để chống điểm “liệt”.

Làm tốt công tác phối hợp

Nhà trường phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên trong việc quản lý nề nếp học tập, giáo dục và động viên khen thưởng học sinh. Đồng thời, xây dựng mối liên hệ phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để rèn luyện, chăm lo cho học sinh, nhất là các học sinh ý thức học tập chưa tốt.

Sau mỗi đợt thi thử tốt nghiệp, trường đã tập hợp kết quả thi của từng em gửi về gia đình để phối hợp với gia đình nhắc nhở các em nổ lực phấn đấu ôn tập tốt hơn.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.