Giải mã hiện tượng nguyệt thực, nhật thực cùng xuất hiện trong tháng

Các chuyên gia NASA cho biết, việc hiện tượng nhật thực, nguyệt thực diễn ra trong cùng một tháng là có nhưng rất hiếm.

Giải mã hiện tượng nguyệt thực, nhật thực cùng xuất hiện trong tháng

Như đã đưa tin, vào lúc 09:36 giờ GMT (khoảng 16:36 phút giờ Việt Nam) ngày 20/3, nhật thực toàn phần sẽ diễn ra tại khu vực châu Âu.

Theo các chuyên gia, lần nhật thực toàn phần này sẽ che tới 90% ánh sáng Mặt trời ở châu Âu và được coi là hiện tượng nhật thực toàn phần lớn nhất châu Âu kể từ năm 1999. Theo dự kiến, hiện tượng nhật thực toàn phần này sẽ kéo dài khoảng hơn 2 phút.

Vị trí quan sát tốt nhất hiện tượng nhật thực toàn phần lần này là ở đảo Faroe của Đan Mạch, vị trí thuận lợi tiếp theo là Iceland và Vương quốc Anh. Những bạn ở phần còn lại của châu Âu, bắc châu Phi, miền Tây nước Nga và Trung Á sẽ quan sát nhật thực với phần Mặt Trời bị che ít hơn. Rất tiếc, ở Việt Nam bạn sẽ không quan sát được hiện tượng nhật thực toàn phần lần này.

Đặc biệt hơn, sự kiện nhật thực toàn phần này sẽ xuất hiện cùng với siêu trăng. Do 12 giờ trước khi nhật thực bắt đầu, Mặt trăng sẽ ở vị trí gần Trái đất nhất (cận điểm) trên quỹ đạo hình elip quanh hành tinh và mọi người sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cả siêu trăng và nhật thực cùng xuất hiện.

Nhiều bạn thắc mắc, liệu có bao giờ ba hiện tượng che khuất (bao gồm cả nhật thực, nguyệt thực) cùng xuất hiện trong một tháng dương lịch không? Các chuyên gia thuộc NASA đã giải đáp câu hỏi này, theo họ, điều này có thể xảy ra nhưng rất hiếm. Ba hiện tượng này xuất hiện trong một tháng âm lịch thì phổ biến hơn, từ năm 2000 - 2050, nó xảy ra 14 lần.

Theo chuyên gia Fred Espenak làm việc tại NASA: hiện tượng Mặt trời bị che khuất xuất hiện 3 lần trong một tháng dương lịch chỉ dừng lại ở con số 12 lần trong suốt thời gian từ 1801 - 2300. Số lần hiện tượng nhật thực và nguyệt thực hay nguyệt thực nửa tối và nhật thực hình khuyên cùng xuất hiện trong một tháng dương lịch là 6.

Lần cuối cùng mà ba hiện tượng che khuất xuất hiện trong một tháng dương lịch là vào năm 2000, khi hai nhật thực một phần và một nhật thực toàn phần diễn ra. Đó là:

- Ngày 01 tháng bảy năm 2000: nhật thực một phần.

- Ngày 16 tháng 7 năm 2000: nguyệt thực toàn phần.

- Ngày 31 tháng 7 năm 2000: nhật thực một phần.

Trước năm 2000, lần cuối cùng ba hiện tượng cùng diễn ra trong một tháng dương lịch là vào tháng 3 năm 1904, khi hai nguyệt thực nửa tối xuất hiện cùng một nhật thực hình khuyên. Cụ thể:

- Ngày 02 tháng 3 năm 1904: nguyệt thực nửa tối.

- Ngày 17 tháng 3 năm 1904: nhật thực hình khuyên.

- Ngày 31 tháng 3 năm 1904: nguyệt thực nửa tối.

Sau năm 2000, ba hiện tượng này cùng xuất hiện trong tháng 12/2206. Đó là:

- Ngày 01 tháng 12 năm 2206: nhật thực một phần.

- Ngày 16 tháng 12 năm 2206: nguyệt thực toàn phần.

- Ngày 30 tháng 12 năm 2206: nhật thực một phần.

Còn với tháng âm lịch, ba hiện tượng che khuất sẽ xuất hiện một cách phổ biến hơn. Trong thực tế, từ năm 2000-2050, hiện tượng nguyệt thực, nhật thức diễn ra tổng cộng mười bốn lần. Sáu lần hai nhật thực và nguyệt thực cùng xuất hiện vào năm 2000, 2011, 2018, 2029, 2036 và 2047. Tám lần hai hiện tượng nguyệt thực và một lần nhật thực diễn ra - đó là vào năm 2002, 2009, 2013, 2020, 2027, 2031, 2038 và 2049.

Lần cuối cùng mà ba hiện tượng bị che khuất diễn ra trong một tháng âm lịch là vào năm 2013:

- Ngày 25 tháng 4 năm 2013: nguyệt thực một phần.

- Ngày 10 tháng năm 2013: nhật thực hình khuyên

- Ngày 25 tháng năm 2013: nguyệt thực nửa tối.

Trước năm 2013, ba hiện tượng này diễn ra lần cuối vào năm 2011:

- Ngày 01 tháng 6 năm 2011: nhật thực một phần.

- Ngày 15 tháng 6 năm 2011: nguyệt thực toàn phần.

- Ngày 01 Tháng 7 năm 2011: nhật thực một phần.

Sau năm 2013, ba hiện tượng che khuất trong một tháng âm lịch sẽ xảy ra trong năm 2018. Cụ thể:

- Ngày 13 tháng 7 năm 2018: nhật thực một phần.

- Ngày 27 tháng 7 năm 2018: nguyệt thực toàn phần.

- Ngày 11 tháng 8 năm 2018: nhật thực một phần.

Với bảng thống kê này, các chuyên gia thiên văn học sẽ có cái nhìn cụ thể hơn để có thể dự đoán được sự xuất hiện của hiện tượng nguyệt thực, nhật thực trong tương lai.

Theo Trí thức trẻ/ EarthSky

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.