Giải mã bí ẩn công trình vòng xoắn ốc của người Peru cổ đại

Nằm ở khu vực Nasca của Peru – nơi nổi tiếng với những ""đường Nasca" - những hình vẽ hình học khổng lồ được tạc sâu xuống mặt đất - những chiếc hố là bằng chứng khảo cổ rõ ràng về một xã hội từng phồn thịnh một thời. Được biết đến với tên gọi "có thể giải đáp được từ không gian.

Giải mã bí ẩn công trình vòng xoắn ốc của người Peru cổ đại
giai-ma-bi-an-nguoi-Peru-chuyen-la-afamily
Điều làm tăng thêm bí ẩn về tộc người bản địa Nasca cổ đại là chuyện làm thế nào họ có thể thích nghi và tồn tại được ở nơi mà mỗi mùa hè có thể kéo dài hàng năm trời. Những hố puquio "là hệ thống trữ nước phức tạp, được tạo nên để lấy nước từ các tầng ngậm nước dưới lòng đất”, bà Rosa Lasaponara - Viện Phương pháp Nghiên cứu về Phân tích Môi trường của Ý cho biết. 
giai-ma-bi-an-nguoi-Peru-chuyen-la-afamily
Nguồn gốc ra đời puquio vẫn là một bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu bởi họ không thể sử dụng phương pháp đo carbon để xác định niên đại của chúng. Người Nasca cũng không để lại bất cứ tài liệu gì về nguồn gốc của chúng vì họ không có chữ viết.
giai-ma-bi-an-nguoi-Peru-chuyen-la-afamily
Sự tồn tại của chúng cho chúng ta biết những điều khác thường về những người từng cư trú ở khu vực Nasca trong khoảng thời gian từ năm 1.000 trước Công nguyên cho đến năm 750 sau Công nguyên. Puquio đã làm thay đổi diện mạo khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt tưởng như con người không thể tồn tại được này.
giai-ma-bi-an-nguoi-Peru-chuyen-la-afamily
Bà Lasaponara và nhóm nghiên cứu đã dựa vào các hình ảnh vệ tinh để nghiên cứu các hố puquio. Qua đó, nhóm nghiên cứu có thể hiểu được rõ hơn về cách thức phân bố của các hố puquio ở vùng Nasca và về việc chúng nằm ở đâu so với các khu vực có người sinh sống gần đó.
giai-ma-bi-an-nguoi-Peru-chuyen-la-afamily
“Bằng việc khai thác một nguồn nước vô tận trong suốt năm, hệ thống puquio có vai trò quan trọng đối với cho nền nông nghiệp tập trung ở các thung lũng tại một trong những nơi khô cằn nhất trên thế giới".
giai-ma-bi-an-nguoi-Peru-chuyen-la-afamily
Một hệ thống các kênh đào đã dẫn nước ngầm đến những nơi cần nước, và trữ lượng nước thừa trong các hồ chứa trên bề mặt.  
giai-ma-bi-an-nguoi-Peru-chuyen-la-afamily
Để hệ thống này hoạt động được, phía bên trên các kênh đào người ta đã đào những miệng hố có hình phễu xoắn ốc. Các "ống thông hơi" này hút gió thổi mạnh vào trong các kênh đào để đẩy nước chảy đi.
giai-ma-bi-an-nguoi-Peru-chuyen-la-afamily
“Hệ thống puquio là dự án thuỷ lợi tham vọng nhất ở vùng Nasca. Nó giúp con người có nước dùng quanh năm, vừa để tưới tiêu trong nông nghiệp vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày,” Lasaponara nói.
giai-ma-bi-an-nguoi-Peru-chuyen-la-afamily
Những người xây puquio không chỉ cần có hiểu biết sâu sắc về địa lý của khu vực cũng như sự dao động của lượng nước hàng năm, mà việc duy trì hệ thống kênh đào này cũng là một thách thức kỹ thuật do chúng trải rộng trên những mảng kiến tạo địa tầng.
giai-ma-bi-an-nguoi-Peru-chuyen-la-afamily
“Việc duy trì bảo dưỡng hệ thống cung cấp nước này có thể được thực hiện dựa trên một hệ thống hợp tác và tổ chức mang tính xã hội tương tự như trong việc xây dựng những "đường Nasca" nổi tiếng". Chất lượng của công trình thuỷ lợi này tốt đến nỗi một số puquio vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.
giai-ma-bi-an-nguoi-Peru-chuyen-la-afamily
Theo bà Lasaponara, các hố puquio đóng vai trò quan trọng tới mức "ai nắm quyền kiểm soát việc phân phối nước đến các khu dân cư sẽ nắm quyền gây ảnh hưởng tới xã hội”. Bởi biết cách dẫn nước đến một trong những nơi khô cằn nhất trên thế giới chính là chiếc chìa khóa để sinh tồn ở khu vực này. 
Theo Lao động

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ