Giá nhiên liệu ở Nga diễn biến bất ngờ sau lệnh cấm xuất khẩu

GD&TĐ - Sau khi Moskva đưa ra lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu, giá xăng và dầu diesel trong nước lại đang tăng chứ không giảm như kỳ vọng.

Giá nhiên liệu ở Nga diễn biến bất ngờ sau lệnh cấm xuất khẩu

Giá nhiên liệu ở Nga bắt đầu tăng trở lại sau khi Điện Kremlin ban hành lệnh cấm xuất khẩu xăng và dầu diesel, cho dù đã giảm trước đó.

Theo Sàn giao dịch nguyên liệu thô và hàng hóa quốc tế St. Petersburg (SPIMEX), sau nhiều ngày sụt giảm, giá xăng AI-92 và AI-95 tại khu vực châu Âu của Nga đã tăng giá lần lượt 2,06% và 1,27%, lên mức 56,6 và 58,8 nghìn rúp mỗi tấn.

Trong khi đó giá dầu diesel tăng 1,17%, lên mức 61,5 nghìn rúp mỗi tấn. Ở một số khu vực, tình trạng thiếu nhiên liệu phát sinh trong những tuần đầu tiên của tháng 9 vẫn tiếp tục diễn ra, mặc dù chi phí đang ở mức tương đương cuối mùa xuân và đầu mùa hè.

Lệnh cấm xuất khẩu tạm thời đối với xăng và dầu diesel được Nga đưa ra vào ngày 21 tháng 9, không áp dụng cho các vùng lãnh thổ Abkhazia, Nam Ossetia cũng như các quốc gia thuộc Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU). Nhiên liệu hàng hải, dầu khí và một số sản phẩm chưng cất trung gian cũng được miễn trừ.

Lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu đang được Nga áp dụng và chưa có thời hạn kết thúc.

Lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu đang được Nga áp dụng và chưa có thời hạn kết thúc.

Theo kế hoạch, bước đi như vậy sẽ giúp bão hòa thị trường nội địa và giảm giá nhiên liệu cho người tiêu dùng. Ngay ngày hôm sau khi lệnh cấm được ban hành, giá xăng dầu trong nước Nga đã giảm 10 - 15%.

Cụ thể, xăng AI-92 giảm giá 0,72%, xuống 55.948 rúp/tấn, xăng AI-95 mất giá 1,76% và giao dịch ở mức 58.097 rúp/tấn, nhiên liệu diesel giảm giá 0,79%, xuống 60.885 rúp/tấn. Tuy vậy đà giảm không được lâu và giá đang tăng trở lại như đã nói ở trên.

Giới phân tích nhận xét, việc tăng giá là do nhu cầu về nhiên liệu tăng lên và có nhận định lệnh cấm xuất khẩu sẽ sớm được dỡ bỏ, tình hình trên không thể kéo dài bởi sẽ gây thiệt hại cho quá trình lọc dầu.

Trước đây có thông tin cáo buộc chính phủ Nga đã dàn xếp một cuộc thâm hụt giả tạo, với mong muốn gây sức ép lên các quốc gia phương Tây nhằm hạn chế những lệnh cấm vận nhằm vào nước này. Hiệu quả của bước đi nói trên tới đâu sẽ cần thêm thời gian để trả lời.

Phương Tây bình luận việc Nga ban hành lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể những năm gần đây. Ảnh minh họa: INT

Tích hợp hệ thống năng lượng hỗn hợp

GD&TĐ - Kết hợp năng lượng mặt trời và gió giúp hệ thống điện ổn định hơn, hiệu suất cao hơn. Hệ thống phù hợp để ứng dụng vào điện mặt trời mái nhà.