Gia Lai: Sắn rớt giá, 1 tạ chỉ mua được 0,5kg thịt heo

GD&TĐ - Thấy mọi năm củ sắn (củ mì) cho giá cao nên năm nay nông dân Gia Lai đổ xô trồng. Ai ngờ vào mùa thu hoạch, sắn rớt giá thê thảm, thậm chí chẳng có thương lái thu mua nên dân ôm cục nợ vì trót đầu tư.

Vườn sắn của bà Chanh bị mất mùa do hạn hán.
Vườn sắn của bà Chanh bị mất mùa do hạn hán.

Niên vụ năm nay, diện tích trồng cây sắn của huyện Krông Pa (Gia Lai)- địa phương trồng sắn lớn nhất Gia Lai khoảng 15.120ha, tăng hơn 121% diện tích so với vụ trước.

Giá sắn tại thời điểm hiện tại từ 500 đồng đến 600 đồng/kg sắn tươi, tùy thuộc vào hàm lượng tinh bột. Giá vụ này chỉ bằng 1/3 so với vụ trước, giá thấp nhưng chẳng có ai mua đó là tình cảnh chung của nhiều hộ trồng sắn tại đây.

Nhiều hộ dân lỡ trót đầu tư vào trồng sắn giờ đang lao đao không biết bán cho ai. Vườn sắn hơn 3 ha của bà Nguyễn Thị Chanh (thôn Mê Linh, Xã Chư Drăng, huyện Krông Pa) đã đến thời điểm thu hoạch gần nửa tháng nay nhưng vẫn để đó.

“Vụ mùa vừa rồi hạn hán nặng quá, sắn cũng mất mùa. Tưởng chừng mất mùa giá sẽ lên, ai dè năm nay giá không bằng phân nửa vụ trước. Vụ trước, vừa đến thời điểm thu hoạch đã có thương lái đến tận cánh đồng mua, còn giờ từ đầu vụ đến giờ không có ai hỏi mua, cũng chẳng biết đem đi đâu bán nên tôi đành để tại vườn” - bà Chanh chia sẻ.

Bà Chanh đang lo lắng cho vườn sắn vì không ai hỏi mua.
Bà Chanh đang lo lắng cho vườn sắn vì không ai hỏi mua.

Tiếp tục ngược về xã Ia Rmọc (huyện Kông Pa), nhiều diện tích sắn cũng được dân trồng khắp đồi nhưng cũng chung tình cảnh tương tự. Nhiều hộ thu hoạch xong không bán được thì đang như ngồi trên đống lửa. Như ông Ksor Ma Hơn trồng 2ha, ông mới chỉ bán rẻ được 1 nửa diện tích, khoảng 1ha còn lại vẫn không ai hỏi han đến. Cả tuần nay, ông đều ra rẫy ngóng thương lái đến.

Theo các hộ dân trồng sắn, khi đưa ra quyết định trồng cây gì họ lựa chọn hoàn toàn cảm tính. Thấy năm ngoái sắn cho giá cao nên người dân ồ ạt trồng. Tựu trung lại đều trồng tự phát, không có nghiên cứu đất đai, thổ nhưỡng, đầu ra xem có ổn định không.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hòa – Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Pa - cho biết: Hiện trên địa bàn huyện có 1 nhà máy chế biến sắn. Tuy nhiên với sản lượng hiện tại thì đã vượt sản lượng tiêu thụ của nhà máy. Với giá bán này, người trồng sắn may mắn thì hòa còn không thì lỗ vốn. Do huyện không có kinh phí nên cũng chỉ hỗ trợ bà con một phần về giống.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện tranh là một thể loại văn học mạnh mẽ và hữu ích để phát triển khả năng hiểu cũng như phân tích văn học của học sinh. (Ảnh: ITN).

Trẻ đọc truyện tranh có tốt không?

GD&TĐ - Truyện tranh có một sức hấp dẫn khó cưỡng đối với trẻ em lẫn người lớn. Ngoài việc mang lại tiếng cười sảng khoái, giải tỏa căng thẳng...