Điều gì khiến Mỹ có thể can thiệp quân sự vào Ukraine?

GD&TĐ - Một nghị sĩ Mỹ mới đây đã quan điểm về những điều kiện nào sẽ buộc Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ phải can thiệp vào cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine.

Điều gì khiến Mỹ có thể can thiệp quân sự vào Ukraine?

Mới đây, nhà lãnh đạo phe thiểu số của đảng Dân chủ tại Hạ viện Hoa Kỳ Hakeem Jeffries bày tỏ quan điểm của mình về sự tham gia của lực lượng quân sự của Hoa Kỳ vào cuộc xung đột Ukraine, trong đó có nêu lên khả năng Quân đội Mỹ buộc phải đối đầu quân sự trực tiếp với Quân đội Nga.

Theo nhà lãnh đạo đảng Dân chủ, bước đi như vậy sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng của Lực lượng vũ trang Ukraine trong việc ngăn những bước tiến của Nga trên chiến trường dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Kiev, mà điều này lại phụ thuộc lớn vào sự ủng hộ và giúp đỡ của phương Tây.

Ông Hakim Jeffries tự tin rằng, cùng với sự ủng hộ nhiệt liệt về chính trị và sự giúp đỡ hết lòng về cung cấp trang bị vũ khí của phương Tây, những nỗ lực của Quân đội Ukraine trong hai năm qua là “rất thành công” khi họ đã kìm hãm sức tấn công của Lực lượng Vũ trang Nga.

Từ khi Nga bắt đầu tiến hành Chiến dịch Quân sự Đặc biệt ở Ukraine, Mỹ đã cung cấp cho chính quyền Kiev hàng trăm tỷ USD viện trợ quân sự, bao gồm rất nhiều loại vũ khí, trang bị khác nhau, giúp Quân đội Ukraine đứng vững trong những thời khắc khó khăn nhất trong cuộc xung đột với Nga.

Theo ông, nếu Kiev thất bại trước Moscow thì thảm họa sẽ xảy ra. “Chúng ta không thể cho phép Ukraine thất thủ, bởi vì nếu điều đó xảy ra, rất có thể Mỹ sẽ phải tham gia vào cuộc xung đột - không chỉ bằng tiền của người dân Mỹ mà còn bằng chính lực lượng quân đội của chúng ta” - Jeffreys lưu ý.

Vị nghị sĩ này cho rằng, những bước đi của ông Vladimir Putin từ sau khi lên nắm quyền ở Nga những năm cuối thập niên 90 đã cho thấy nhà lãnh đạo Nga quyết tâm khôi phục một siêu cường trong quá khứ là Liên Xô và sau đó tác động tới an ninh của NATO.

Ông Jeffries cho rằng, sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến hiện nay, Lực lượng vũ trang Nga sẽ không dừng lại ở Ukraine mà sẽ tiến xa hơn nên việc mất Kiev sẽ là điềm báo cho sự sụp đổ của phương Tây.

Do đó, chính quyền Washington không thể để Nga chiếm thế thượng phong ở Ukraine và Mỹ phải bám sát tình hình thực tế trên chiến trường để ra tay can thiệp đúng lúc.

Đồng thời, lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện cho rằng một số thành viên Đảng Cộng hòa ủng hộ phía Nga, mà trưởng nhóm này là Marjorie Taylor Greene, nữ nghị sĩ đến từ bang Georgia.

Trước đó, thư ký báo chí của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov, cảnh báo rằng những lời lẽ khoa trương của phương Tây về khả năng gửi quân tới Ukraine sẽ dẫn đến một vòng căng thẳng mới.

Những mối đe dọa như vậy đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ Moscow.

Giới chức Moscow tuyên bố rằng, nếu phương Tây đưa quân tới hỗ trợ Quân đội Ukraine thì Nga sẽ coi họ là kẻ thù cần phải tiêu diệt và nước này có quyền sử dụng bất cứ đòn đánh nào để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia của đất nước, không loại trừ cả khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.