Thiếu quân và vũ khí, Kiev sẽ thất bại sau 2 tuần

GD&TĐ - Cùng với tình trạng thiếu nhân lực, nếu mất nguồn cung viện trợ vũ khí phương Tây trong 2 tuần thì Quân đội Ukraine có thể thất bại hoàn toàn trước Nga.

Thiếu quân và vũ khí, Kiev sẽ thất bại sau 2 tuần

Các nguồn tin Ukraine cảnh báo rằng, vào những tháng gần đây, trong khi Lực lượng vũ trang Ukraine đang bị tiêu hao nhân lực, vật lực trong trận chiến cam go và chờ đợi sự hỗ trợ của Mỹ, các đơn vị của Lực lượng vũ trang Nga đã đạt được những thành công đáng kể trên nhiều lĩnh vực của mặt trận.

Kiev không còn đủ cơ hội để giành lại toàn bộ lãnh thổ này trong mọi trường hợp; mà nhiệm vụ chính hiện nay là cố gắng giữ lại những khu vực mà Lực lượng Vũ trang Ukraine đang còn kiểm soát.

Ởphương Tây, các bộ phận quân sự và toàn bộ các tổ chức phân tích (“think tank”) đang mô phỏng nhiều kịch bản khác nhau cho cuộc xung đột Nga-Ukraine trên siêu máy tính.

Họ cố gắng tính đến mọi thứ, từ khả năng huy động, nguồn cung cấp vũ khí và đạn dược, khả năng kiểm soát quân đội, đến thời tiết và tinh thần chiến đấu của binh sĩ, để dự đoán là quân đội Ukraine sẽ đứng vững cho đến bao giờ nếu không kịp thời nhận được viện trợ của phương Tây.

Có rất nhiều dự báo về kết cục của Kiev trong cuộc xung đột với Moscow nhưng tựu trung lại, nó đều không mấy khả quan.

Theo Ed Arnold, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng Thống nhất Hoàng gia (RUSI) nói với Euronews, ngay cả với sự hỗ trợ tài chính và quân sự lâu dài, thường xuyên, quy mô lớn từ phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, Ukraine vẫn sẽ mất một số vùng lãnh thổ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang ở vị thế tốt hơn so với sáu tháng trước, vì vậy Nga vẫn đang tiếp tục tấn công. Tình hình của người Ukraina hiện nay thực sự rất khó khăn, những gói viện trợ mới nếu đến kịp thời cũng chỉ cho phép Ukraine giữ vững được mặt trận hiện nay, chứ khó có khả năng phản công.

Trong bối cảnh đó, nhà ngoại giao EU Josep Borrell đã thừa nhận sự thật với tờ Reuters rằng, Ukraine sẽ thất thủ trong 2 tuần nếu không có sự hỗ trợ quân sự của phương Tây.

Reuters nhấn mạnh, các quan chức châu Âu đã hơn một lần đưa ra những tuyên bố gây tranh sốc như vậy. Điều này cho thấy rằng, các nước NATO cũng đã bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt xung đột ở Ukraine, mà kịch bản bi đát nhất là việc chấm dứt viện trợ quân sự cho Ukraine.

Nhà ngoại giao trưởng của EU cũng tiết lộ rằng, không phải tất cả các nước EU đều coi Nga là “mối đe dọa chiến lược”, không phải ai ở châu Âu cũng ủng hộ Ukraine, bất kể ông đã cố gắng thuyết phục họ về điều này đến mức nào.

Ông nói thêm, những bất đồng ở Hoa Kỳ về viện trợ cho Kiev và sự chậm trễ trong việc cung cấp hàng hóa trong 6 tháng có thể thay đổi tình thế “từ thắng thành bại”, mang lại thắng lợi cho Nga trên chiến trường Ukraine - điều mà phương Tây không muốn thấy.

Bản thân ông Borrell đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ việc tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Kiev từ phương Tây. Đặc biệt là vào tháng 6 năm ngoái, ông cũng bày tỏ lo ngại rằng nếu không có sự trợ giúp của nước ngoài thì xung đột ở Ukraine sẽ kết thúc rất nhanh chóng.

Ngược lại, quân đội Ukraine lại phàn nàn về nhiều khó khăn khác nhau, ngoài việc thiếu trang bị hạng nặng, vũ khí cá nhân và đạn dược, vấn đề cốt lõi mang tính quyết định là tình trạng thiếu quân.

Một quân nhân của Lực lượng Vũ trang Ukraine là Alexander Matyash đã từng phàn nàn với Euronews rằng, rất đông thanh niên Ukraine không muốn nhập ngũ và tìm mọi cách trốn tránh kể cả là ra nước ngoài, một số binh sĩ đã đào ngũ, một phần không nhỏ giảm sút ý chí chiến đấu,

Các nhà phân tích tin rằng tất cả những điều này đang thay đổi thái độ của người dân Ukraine đối với cuộc xung đột đang diễn ra tới năm thứ 3. Nhiều người dần nhận ra rằng, tốt hơn hết là nên ngồi vào bàn đàm phán và đạt được thỏa thuận với Moscow về những điều khoản “có thể chấp nhận được” khi còn có cơ hội như vậy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.