Những điều nên làm khi đọc sách với con

Mỗi câu chuyện trong sách là một phép thuật, những đứa trẻ đã tin như thế.

Những điều nên làm khi đọc sách với con

Cho trí tưởng tượng của trẻ phiêu lưu về những nơi xa xôi. Dù đó chỉ là câu chuyện về chiếc máy rửa chén không hoạt động, thì trẻ em vẫn thích nghe.

Những cuộc nghiên cứu gần đây cho biết, việc đọc sách cho trẻ ảnh hưởng tích cực đến thành tích học tập của trẻ hơn các hoạt động khác (như chơi nhạc hoặc làm thủ công). Và những bậc cha mẹ thường xuyên đọc sách cho con, thì điểm số của trẻ cao hơn của các trẻ khác.

Cuộc nghiên cứu yêu cầu các bậc phụ huynh đọc một cuốn sách không lời có tựa đề “Con sói và bảy chú dê nhỏ” cho những đứa trẻ từ ba đến năm tuổi, kết quả, trẻ đã tiến bộ trong lĩnh vực kỹ năng nhận thức như thông thạo ngôn ngữ, trí nhớ, khả năng tự kiểm soát và duy trì tình bạn.

Dưới đây là những yếu tố chia sẻ cho phụ huynh cách đọc sách nào có lợi cho trẻ:

Điều chỉnh cho bé:

Đây là khía cạnh quan trọng nhất khi bạn đọc sách cho con. Lắng nghe tín hiệu của con. Chúng có thích câu chuyện không? Chúng có biết từ vựng không? Chú ý đến hình ảnh hay văn bản nhiều hơn?

Cố gắng điều chỉnh cho con chứ không phải hướng dẫn. Thay vì nói: “Chúng sẽ nấu một ít thức ăn vì đang đói” bạn hãy hỏi con: “Chúng đang làm gì?”; “Vì sao con nghĩ chúng làm điều đó?”

Sự tương tác khi đọc sách giúp trẻ nâng cao kỹ năng nhận thức

Lúc này bạn sẽ thấy con có đang chăm chú nghe hay thờ ơ, nếu trẻ thờ ơ hãy chuyển câu hỏi để hấp dẫn con hơn. Hay đổi sang cuốn sách khác.

Đặt câu hỏi

Bố mẹ nên đặt nhiều câu hỏi cho con để trẻ tham gia vào câu chuyện một cách vui vẻ và giàu thông tin. Hỏi xem trẻ có biết từ vựng không? Đoán xem nhân vật sẽ làm gì tiếp theo? Tại sao?...

Những câu hỏi này hữu ích vì không chỉ giúp trẻ có thêm kiến thức mà còn củng cố mối quan hệ tình cảm với bố mẹ. Trẻ thích được là một phần của công việc chứ không phải bị ép phải làm việc.

Tiến xa hơn việc mô tả hình ảnh hoặc đọc văn bản

Cuộc nghiên cứu đã đưa cho bố mẹ những cuốn sách không lời. Và các nhà nghiên cứu nhận thấy có hai kết quả. Một là bố mẹ chỉ mô tả những gì họ nhìn thấy, một nhóm khác thì đi xa hơn hình ảnh trong sách.

Ví dụ, khi dê mẹ trong sách ảnh về nhà và thấy cánh cửa đang mở. Một phụ huynh nói: "Khi mẹ của chúng về nhà, cô rất mong được nhìn thấy các con để ôm chúng và kể cho chúng nghe những câu chuyện. Đột nhiên, nhìn thấy cánh cửa đang mở, cô đã lặng đi.".

Nhưng một phụ huynh khác nói: "Người mẹ về nhà và nhìn thấy cánh cửa đang mở, cô đi vào bên trong và tìm những đứa trẻ.".

Phụ huynh này chỉ mô tả hình ảnh.

Cha mẹ hãy là người đầu tiên tưởng tượng những gì vượt ra ngoài hình ảnh và văn bản. Đây là một cách phong phú để kể chuyện cho trẻ, giúp trẻ phát triển nhận thức tốt hơn. Điều này dạy về tư duy trừu tượng, là cơ sở cho trẻ phát triển nhận thức ở bậc cao hơn như giải quyết và phân tích các vấn đề quan trọng.

Tạo liên kết giữa các phần khác nhau của câu chuyện

Một yếu tố khác có mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển kỹ năng nhận thức của con là cách cha mẹ xây dựng các mối liên kết logic giữa các phần khác nhau của câu chuyện.

Thường thì các sự kiện trong sách diễn ra rất nhanh. Phút trước, con sói ăn thịt con dê nhỏ, thì phút sau người mẹ đã nhìn thấy. Một số phụ huynh cố gắng làm cho chuỗi sự kiện trở nên hợp lý hơn so với nhóm còn lại.

Ví dụ, trong bức ảnh là con sói đang gõ cửa. Một phụ huynh nói: "Con sói nhận ra người mẹ không có nhà và đến gõ cửa."

Câu này thiếu liên kết logic, làm sao con sói biết dê mẹ không có nhà? tại sao nó đến gõ cửa? nó muốn gì?

Trong khi đó, một phu huynh khác mô tả: "Con sói đang nằm tắm nắng trong bụi rậm, thấy người mẹ đang nhấm nháp thức ăn. Nó liền nghĩ, ồ, những con dê nhỏ đang ở nhà, đây là thời điểm tốt để đến lừa chúng, hẳn là mình sẽ có một bữa trưa ngon miệng."

Phụ huynh này đã cung cấp sự liên kết hợp lý giữa các phần khác nhau của câu chuyện.

Thêm chi tiết liên quan

Các nhà nghiên cứu đã thấy, hầu hết các bậc cha mẹ đã thêm nhiều chi tiết vào câu chuyện để làm cho nó thú vị hoặc toàn diện hơn.

Ví dụ, một phụ huynh nói: “Con dê nhỏ, là con nhỏ nhất trong đàn, mặc chiếc áo màu vàng nói: chúng ta không nên mở cửa, làm sao để biết đây là mẹ chúng ta? Mẹ vừa rời khỏi đây”. Mặc chiếc áo màu vàng chỉ là chi tiết nhỏ không làm hấp dẫn thêm câu chuyện.

Nhưng một phụ huynh khác nói: “Con dê nhỏ nhất, cũng là con thông minh nhất, rất cẩn thận đã nói…”. Người phụ huynh thứ hai này đã thêm một chi tiết nhỏ làm cho câu chuyện thú vị hơn.

Theo Thegioitiepthi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ