"Nằm lòng” những bí quyết này, con sẽ vượt qua mùa đông lạnh giá không ốm bệnh

Thực hiện đúng những quy tắc về ăn uống, vận động, ngủ nghỉ của bé hàng ngày, mẹ chắc chắn sẽ không còn bị ám ảnh bởi những ngày mùa đông quay cuồng chăm con ốm nữa.

Mỗi độ đông về cũng là lúc trong lòng nhiều người mẹ lại chập chờn một nỗi lo con ốm. Không lo sao được khi khí hậu mùa đông rất lạnh lẽo, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi liên tục, khó lường, là cơ hội để nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển.

Nhiều em bé cứ đông đến là mắc nhiều bệnh, từ cảm lạnh, cảm cúm, tiêu chảy… đến các bệnh về đường hô hấp.

Mẹ chỉ cần “nằm lòng” những bí quyết này, con sẽ vượt qua mùa đông lạnh giá không một ngày ốm bệnh - Ảnh 1.

Từ đó, mùa đông trở thành nỗi khiếp sợ thường trực trong lòng những người mẹ có con nhỏ. Nhiều mẹ lo cho con, đầu đông là sắm đủ các loại máy sưởi, dầu bôi ấm cơ thể, quần, áo, khăn, mũ, giày… để giúp con đối phó với giá lạnh. Nhưng buồn thay, đâu vẫn hoàn đó, con vẫn cứ ốm sốt thường xuyên. 

Mẹ có biết nguyên nhân vì sao không? Là bởi nhiêu đó vẫn chưa đủ để bảo vệ con, bé còn cần nhiều điều khác nữa mới đủ để vượt qua mùa đông lạnh giá mà không ốm bệnh. Những điều dưới đây, mẹ chỉ cần ghi nhớ thì mùa đông này sẽ không còn là những ngày khổ sở, quay cuồng chăm con ốm nữa.

Hãy cho con một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hợp lý

Hàng ngày mẹ đều nấu ăn cho con, nhưng dường số đông các mẹ đều nấu nướng một cách cảm tính chứ chưa thực sự quan tâm đến việc đảm bảo các nhóm chất cần thiết. Điều đó không thể trách các mẹ, bởi không phải ai cũng là chuyên gia dinh dưỡng, không phải ai cũng có đủ hiểu biết và thời gian để tỉ mỉ trong vấn đề này.

Thế thì mẹ ơi, mẹ chỉ cần nhớ khẩu phần ăn hàng ngày của con luôn phải có đủ 4 nhóm chất: Tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là “chìa khóa” quan trọng để giúp con tăng sức đề kháng và phòng bệnh. 

Mẹ chỉ cần “nằm lòng” những bí quyết này, con sẽ vượt qua mùa đông lạnh giá không một ngày ốm bệnh - Ảnh 2.

Nhiều mẹ nghe đến chất béo thì hay lắc đầu, kiêng không cho con ăn. Nhưng thực tế chất béo cũng là một nhóm chất cực kỳ quan trọng với con đấy mẹ ạ.

Bên cạnh việc kiến tạo màng tế bào, màng các bào quan, xây dựng lên các hormone steroid và tham gia cấu tạo nên phần lớn cấu trúc của hệ thần kinh và thị giác của bé thì chất béo cũng giúp tạo nên sự mỡ màng, mũm mĩm đáng yêu của em bé. Vậy thì không có lý do gì mẹ lại không tăng cường các loại chất béo như: Mỡ, dầu đậu nành, dầu mè… vào các món ăn của con, mẹ nhỉ?

Rau xanh và hoa quả là nhóm thực phẩm giúp con tăng cường hệ miễn dịch. Để em bé luôn khỏe mạnh, mẹ nhớ cho con ăn những thực phẩm chứa vitamin C như: Súp lơ, dâu tây, nước cam… và vitamin D như: Cá thu, ngũ cốc, sữa công thức… Thêm một hộp sữa chua mỗi ngày sẽ cung cấp men vi sinh tự nhiên, tăng cường hệ miễn dịch cho con.

Có một thói quen mà mẹ nên rèn luyện và duy trì cho con trong mùa đông là cho bé uống nhiều nước. Nước sẽ giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu thiếu nước, bé có thể đối diện với một số rối loạn trong cơ thể và có nguy cơ bị táo bón…

Cho con ngủ đủ, giữ ấm đúng cách cho bé vào ban đêm

Bữa ăn rất quan trọng với con, giấc ngủ cũng vậy đấy mẹ ạ, nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của thiên thần nhỏ nhà mình.

Giờ giấc ngủ nghỉ không điều độ sẽ làm suy yếu tình trạng thể chất và tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh cũng như các hoạt động hàng ngày của trẻ. Hay nói cách khác để mẹ dễ hiểu hơn, giấc ngủ thất thường có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài tới tinh thần và thể chất của trẻ. 

Trẻ từ 1-3 tuổi cần ngủ từ 12-14 tiếng mỗi ngày. Trẻ từ 3-6 tuổi cần ngủ từ 10-12 tiếng mỗi ngày và trẻ từ 6-12 tuổi cần ngủ 9-12 tiếng mỗi ngày.

Tất nhiên, không có em bé nào lại giống như một cái máy để mẹ có thể cài đặt chế độ giờ ngủ chuẩn chỉnh cho con. Điều đó cần trải qua quá trình rèn luyện, khó đấy nhưng chỉ cần mẹ tìm đúng phương pháp và kiên nhẫn thì chuyện khó đến đâu, vì con mẹ cũng làm được hết. 

Mẹ chỉ cần “nằm lòng” những bí quyết này, con sẽ vượt qua mùa đông lạnh giá không một ngày ốm bệnh - Ảnh 3.

Điều mẹ nên làm là điều chỉnh nhiệt độ phòng từ 20-22 độ C và mặc cho con một bộ đồ ngủ có bao chân đề chân của bé không bị lạnh rồi đặt con vào túi ngủ hoặc đắp chăn cho bé là được.

Đừng bắt con ở trong phòng kín lâu ngày, điều đó lại khiến con dễ bị ốm hơn

Thương con, lo lắng con ra ngoài khi thời tiết lạnh giá sẽ bị ốm nên các mẹ chọn cách hạn chế tối đa. Thay vào đó, mẹ cho con ở trong phòng kín, có máy sưởi ấm áp chơi đồ chơi, đắp chăn xem tivi… và cứ nghĩ như thế là an toàn, là đang bảo vệ con. 

Nhưng có lẽ mẹ chưa biết rằng, việc để con ở trong phòng kín lâu ngày lại chính là lý do khiến trẻ dễ bị ốm hơn. Nghe có vẻ vô lý nhưng lại hoàn toàn thuyết phục và đúng đắn đấy các mẹ ạ. 

Mẹ chỉ cần “nằm lòng” những bí quyết này, con sẽ vượt qua mùa đông lạnh giá không một ngày ốm bệnh - Ảnh 4.
Mẹ chỉ cần “nằm lòng” những bí quyết này, con sẽ vượt qua mùa đông lạnh giá không một ngày ốm bệnh - Ảnh 5.

Xuân, Hạ, Thu, Đông, 4 mùa xoay đều là lẽ dĩ nhiên của tạo hóa, đó cũng là cơ hội để mỗi người được thưởng thức những sự khác biệt đặc trưng của thời tiết. Dù là mùa vào, khí hậu ra sao, mẹ cũng sẽ nhẹ nhàng cùng con yêu đi qua những ngày tháng vui vẻ, khỏe mạnh, ngập tràn năng lượng nhé. Chúc các mẹ sẽ luôn là những người mẹ thông thái.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.