Con dâu “điếng người” vì mẹ chồng đoảng

GD&TĐ - Đến ngày chính thức làm con dâu thì tôi mới té ngửa với sự thật: mẹ chồng tôi lười và đoảng chưa từng thấy.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Lần đầu về ra mắt gia đình chồng, tôi mừng đến rơi nước mắt vì tính cách vô cùng thoải mái và xởi lởi của mẹ chồng, bà rõ ràng khác hẳn với những gì tôi từng mường tượng.

Chưa chốt ngày ăn hỏi, cưới xin mà mẹ chồng đã gọi tôi vào phòng riêng, sau một hồi tỉ tê đủ thứ chuyện. Tôi bày tỏ rằng mình rất thích nấu nướng rồi vạch sẵn thực đơn phù hợp với khẩu vị của từng người để mỗi khi đến đây, tôi sẽ xung phong đi chợ rồi trổ tài nấu nướng.

Mẹ chồng tôi hưởng ứng nồng nhiệt, thế mà đến phút cuối, bà lại quyết định cả nhà đi ăn tiệm. Bao công lo lắng, chuẩn bị của tôi thành công cốc, nhưng tôi không dám trách, có lẽ tôi chưa trở thành con dâu chính thức nên bà ngại tôi vất vả. Tôi đem chuyện này kể với đồng nghiệp, ai cũng bảo tôi dại, mẹ chồng thoải mái thế thì phải tranh thủ tận hưởng, ôm vất vả vào người làm gì.

Nhưng đến ngày chính thức làm con dâu thì tôi mới té ngửa với sự thật: mẹ chồng tôi lười và đoảng chưa từng thấy. Bà ở nhà cả ngày nhưng hầu như chẳng đụng tay đụng chân vào việc gì. Tôi biết mình là phận con nên chuyện nấu nướng và dọn dẹp nhà cửa, tôi đều cố gắng hoàn thành tốt. Nhưng lắm khi tôi không tránh khỏi cảm giác tủi thân khi lúc nào tan ca cũng phải vội vội vàng vàng đi chợ rồi về nhà nấu cơm.

Mẹ chồng ở nhà cả ngày nhưng nồi cơm cũng không cắm hộ tôi được. Tôi có ý nhờ thì bà cười: "Nhất trí, việc nhỏ đó cứ để mẹ làm". Nhưng hôm sau, bà vẫn không nhớ để cắm hộ tôi nồi cơm.

Không nhờ mẹ chồng được việc gì nên từ khi lấy chồng, tôi bỗng dưng trở nên bận rộn vô cùng. Hằng ngày, lo cơm nước rửa bát xong cũng đã gần 9 giờ tối. Rồi lại phải vội vàng dọn dẹp nhà cửa, cho quần áo vào máy giặt rồi đặt giờ giặt xong để còn đi phơi. Xong đâu đấy thì cũng đã sang ngày mới, lúc nào tôi cũng thấy mệt mỏi và thèm ngủ, không thể tâm sự cùng chồng chuyện gì nữa.

Mẹ chồng không lo việc nhà cửa, nấu nướng đã đành, bà lại còn rất hay bày bừa. Thỉnh thoảng hứng lên, bà tuyên bố: "Sẽ có ngày vào bếp để chiêu đãi cả nhà". Thế là bà học làm bánh, về bày ra bếp, bánh chưa làm xong thì bà đã chán nên bỏ tất cả lại, rửa tay rồi qua hàng xóm chơi. Tôi đi làm về, thấy bột mỳ, trứng, dầu, bơ… vung vẩy khắp bếp nhưng chỉ biết nén giận mà dọn dẹp nhanh để còn chuẩn bị bữa tối.

Lúc tôi sinh cháu, mẹ chồng được tiếng là ở nhà chăm sóc con dâu với cháu nội. Nhưng bữa nào bà cũng cho tôi ăn cơm với trứng luộc, bà còn bảo: "Ăn thế này cho nó lành, thực phẩm ngoài kia toàn tiêm hóa chất, chẳng biết đằng nào mà lần". Chẳng biết kêu ai, tôi lại nén nhịn. Bà đoảng với tôi thì chẳng sao, nhưng đối với cháu nội, cách chăm cháu của bà khiến tôi không chịu đựng nổi.

Tôi bế con thì không sao, nhưng hễ bà nội bế là thể nào cháu cũng khóc ré lên. Mới đầu tôi nghĩ cháu chỉ quen hơi mẹ, nhưng sau vài lần quan sát kỹ mới biết, mỗi lần bế cháu lên, bà cứ phải cấu cháu một cái đau điếng mới chịu được. Tôi xót con nhưng cũng không dám góp ý, chuyện con dâu dạy bảo mẹ chồng vốn chưa từng có tiền lệ. 

Có hôm bà hí hửng bế cháu đi khoe với hàng xóm, mải buôn mà chẳng buồn để ý cháu đang mếu, nước mắt nước mũi giàn giụa. "Buôn bán" chán chê, bà lại bế cháu về nhà, đáng lẽ phải mở cửa trước, đằng này cửa chỉ mở hé mà bà cứ cố lách vào bên trong, thế là... "cốp!!!".

Cháu bị vập trán vào cánh cửa, khóc thảm thiết. Bà buông một câu: "Ấy chết! Bà quên mất là đang bế cháu". Tôi biết bà không cố tình gây khó dễ cho ai, nhưng tôi không dám chắc mình có thể chung sống với bà mẹ chồng đoảng và lười như thế này suốt đời.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.