GD đại học Trung Quốc: Thiệt thòi sinh viên khuyết tật

GD&TĐ -  Trong khi số sinh viên được tuyển sinh đại học tại Trung Quốc đạt 6,85 triệu vào năm 2012, chỉ 8.363 sinh viên khuyết tật được tuyển cùng năm.

Sinh viên khuyết tật sử dụng máy tính bằng chân tại ĐH Vũ Hán
Sinh viên khuyết tật sử dụng máy tính bằng chân tại ĐH Vũ Hán

Cơ hội nhỏ nhoi cho người khuyết tật

Năm 1999, Mi Zou, một nữ sinh viên trẻ, được tuyển vào một trường đại học hàng đầu tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Một năm sau, cô gặp tai nạn giao thông trong một chuyến du lịch cùng gia đình. Mẹ của Mi tử vong và cô bị chấn thương cột sống. Mi được nhà trường thông báo chỉ có thể tiếp tục học nếu phục hồi và đi lại được. Hai năm sau tai nạn, Mi vẫn ngồi xe lăn và theo quy định của trường, Mi không thể tiếp tục học bởi không đủ điều kiện sức khoẻ và buộc phải nghỉ học.

Giáo dục đại học được coi là chiếc chìa khoá bước vào thị trường lao động trong kỉ nguyên xã hội tri thức. Trung Quốc đã trải qua giai đoạn bùng nổ giáo dục đại học bắt đầu từ năm 1999, năm mà Mi trúng tuyển vào trường ĐH. Hiện nay, số lượng người đạt bằng cấp đại học còn lớn hơn nhiều so với năm 1999.

Từ cuối những năm 1990, hệ thống giáo dục đại học tại Trung Quốc đã trải qua một quá trình phát triển mở rộng chưa từng có. Tỉ lệ tuyển sinh/tổng số thí sinh vào GD đại học đã tăng từ 15% năm 2003 lên 40% năm 2015. Từ năm 2000 - 2010, số cơ sở GD đại học đã tăng gấp đôi, từ 1.041 lên 2.358 trường.

Trong khi số sinh viên được tuyển vào GD ĐH đạt 6,85 triệu năm 2012, chỉ 8.363 người khuyết tật được tuyển cùng năm. Con số tuyển sinh ít ỏi này tương phản với số người khuyết tật chiếm 6,34% trong tổng số 1,3 tỉ dân Trung Quốc. Tệ hơn là có nhiều sinh viên gặp tai nạn hoặc bệnh tật trở thành người khuyết tật trong quá trình học tập và đồng nghĩa chấm dứt con đường học vấn.

Thiệt thòi nữ SV khuyết tật

Sự mở rộng nhanh chóng hệ thống GD đại học Trung Quốc song hành với thành công trong mở rộng GD tiểu học và trung học trong những thập kỉ gần đây đã mang tới nhiều cơ hội mới cho các bé gái và phụ nữ. Giống như nhiều quốc gia phát triển hơn, phái nữ tại Trung Quốc chiếm tỉ lệ hoàn thành GD ở các cấp học cao hơn.

Vào năm 2012, phái nữ Trung Quốc chiếm một nửa tổng số cử nhân và khoảng một nửa tổng số thạc sĩ. Nữ sinh viên bắt đầu nhiều hơn nam ở các chương trình cử nhân thậm chí mặc dù trong cơ cấu dân số, nam giới nhiều hơn nữ giới khoảng 33 triệu người vào năm 2014.

Những con số trên cho thấy, phụ nữ nhận được công bằng hơn trong GD đại học, nhưng đối với phụ nữ khuyết tật thì vẫn chịu thiệt thòi ở mọi cấp độ GD so với những bạn đồng lứa nữ và nam không khuyết tật. Năm 2015, trong tổng số người bị khuyết tật tốt nghiệp các cấp GD, nữ chiếm chỉ 34%.

Phụ nữ khuyết tật trong GD đại học bao gồm những người khuyết tật trước khi tuyển sinh cũng như những người bị khuyết tật (do tai nạn hoặc bệnh tật) sau khi được tuyển. Mặc dù số liệu còn hạn chế nhưng chắc chắn là trong 8.363 sinh viên khuyết tật được nhận vào bậc GD đại học năm 2012, chỉ một tỉ lệ nhỏ là nữ.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Liên đoàn Người khuyết tật Trung Quốc Lỗ Dũng trong báo cáo tại Hội nghị Công tác sự nghiệp Người khuyết tật Trung Quốc lần thứ 5 diễn ra tại Bắc Kinh cuối năm 2016 nêu: trong thời gian “Quy hoạch 5 năm lần thứ 12”, Trung Quốc đã giành được tiến bộ nổi bật về giáo dục người khuyết tật, thí sinh người khuyết tật được tạo thuận lợi tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng toàn quốc…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.