CNTT góp phần xóa bỏ rào cản đối với người khuyết tật

GD&TĐ - Ngày 7/10, Hội thảo "Đào tạo và liên kết việc làm ngành công nghệ thông tin cho người khuyết tật" đã diễn ra tại Hà Nội.

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Đại diện các đơn vị liên quan, đại diện nhiều chi hội người khuyết tật trên địa bàn Hà Nội đã cùng tham dự hội thảo.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án đào tạo công nghệ thông tin cho Người khuyết tật được triển khai tại 6 quận/huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội do Hội Phục hồi chức năng cho Người khuyết tật Hàn Quốc tài trợ, Vụ Dạy nghề thường xuyên, Tổng Cục dạy nghề (Bộ LĐ - TB&XH) phối hợp với Hội Người khuyết tật Hà Nội tổ chức triển khai.

Phát biểu tại hội thảo, bà Phạm Thị Hoàn - Phó Vụ trưởng vụ Dạy nghề thường xuyên (Bộ LĐ - TB&XH) cho biết: "Hiện nay, các chính sách và các điều kiện hỗ trợ đào tạo và tìm kiếm việc làm cho người khuyết tật đã nhận được sự chung tay góp sức hiệu quả của nhiều tổ chức, ban ngành, tuy nhiên vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế".

Theo bà Dương Thị Vân - Chủ tịch Hội người khuyết tật Hà Nội: "Chương trình Đào tạo Công nghệ Thông tin (ITTP) hợp tác với các cơ sở đào tạo đang mở rộng cơ hội việc làm cho thanh niên khuyết tật trên cả nước. 

Dự án cũng giúp các trường học thiết lập liên kết với các tổ chức người khuyết tật và các doanh nhiệp tư nhân để cung cấp các khóa đào tạo kỹ năng mềm và chuẩn bị việc làm, cơ hội việc làm cơ bản cho sinh viên khuyết tật. Đồng thời, chứng minh rằng Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) có hiệu quả lớn trong việc xóa bỏ các rào cản đối với người khuyết tật."

Đại diện Hiệp hội phục hồi chức năng Hàn Quốc - bà Yu Jeong Kwon cho biết: Bên cạnh đào tạo nghề, dự án còn hướng tới kết nối tạo việc làm cho người khuyết tật. Dự án hướng tới mục tiêu giúp người khuyết tật tìm kiếm cơ hội việc làm không chỉ tại các doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài.

Với kinh nghiệm 60 năm hỗ trợ đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm cho người khuyết tật, Hiệp hội phục hồi chức năng Hàn Quốc muốn chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này với Việt Nam. Và mong rằng, sẽ có thêm những chính sách hỗ trợ tích cực, hiệu quả từ Chính phủ và các cơ quan ban ngành liên quan.

Hội thảo đã kết thúc tốt đẹp sau 3 phiên làm việc (giới thiệu tổng quan; chia sẻ kinh nghiệm và thông tin dự án đào tạo CNTT; làm việc nhóm).

Phát biểu kết luận và bế mạc Hội thảo, ông Đào Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ dạy nghề thường xuyên nhấn mạnh: "Hội thảo hôm nay là cơ hội tốt để cùng lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người khuyết tật, của các doanh nghiệp và cả các đơn vị đào tạo nghề.

Để tăng cường tính hiệu quả của các chương trình, dự án đẩy mạnh đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm cho người khuyết tật cần thêm các chính sách và kinh phí hỗ trợ từ các cơ quan trung ương và địa phương; cần sự vào cuộc quyết liệt và nhiệt tình hơn từ phía các cơ sở đào tạo nghề và đặc biệt là nỗ lực tiếp cận các cơ hội từ chính gia đình và bản thân những người khuyết tật".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vở nhạc kịch 'Lửa từ Đất' công diễn từ 15/3. Ảnh: Bình Thanh

Công diễn nhạc kịch 'Lửa từ Đất'

GD&TĐ - Tháng Ba này, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ công diễn vở nhạc kịch “Lửa từ Đất” nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ đầu tiên của Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025).

Chủ trang trại Zhou Zhiwei cho biết, nghề buôn bán chenpi từng bị coi là một ngành lạc hậu. Ảnh: Maggie Hiufu Wong/CNN

Ở nơi 'vàng' mọc trên cây

GD&TĐ - Bề ngoài, Tân Hội chỉ là một quận buồn tẻ tại thành phố Giang Môn (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lớp học của Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa. Ảnh: NTCC

Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.