Gặp nam sinh viết bức thư “gửi nhà văn Andersen“

“Học văn để biết nhiều về cuộc sống, học để làm người. Văn học sẽ cho ta biết kiên nhẫn và nỗ lực cố gắng nếu muốn đạt được thành công” - Chia sẻ của cậu học trò xứ Thanh Trương Hải Nam, giải Nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 44 cấp quốc gia.

Gặp nam sinh viết bức thư “gửi nhà văn Andersen“

Với bức thư “Gửi nhà văn Andersen”, em Trương Hải Nam, học sinh lớp 8B, Trường THCS Lê Hữu Lập, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), vừa giành giải Nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 44 cấp quốc gia với chủ đề “Hãy viết một bức thư nói về thế giới bạn muốn được lớn lên trong đó”.

Gặp nam sinh viết thư gửi nhà văn Andersen

Trương Hải Nam có dáng người nhỏ, nụ cười duyên được nhiều người quý mến không chỉ ở trường mà cả ở nhà. Thầy cô giáo và bạn bè trong lớp đặt cho cậu học trò dễ mến này biệt danh là “Nam văn” vì Nam không chỉ yêu thích mà học rất giỏi môn Văn.

Gặp nam sinh viết bức thư gửi nhà văn Andersen
Viết thư “Gửi nhà văn Andersen”, cậu học trò Trương Hải Nam giành giải Nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 44 cấp quốc gia năm 2015.
Chúng tôi tìm đến nhà Nam không khó, bởi từ lâu khu phố 1, thị trấn Hậu Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) đã quá quen với cậu học trò hiền lành, ngoan ngoãn này. Bố mẹ Nam là công chức nhà nước, mẹ là giáo viên cấp 2, còn bố là sĩ quan Hải quân. Mỗi lúc bố mẹ vắng nhà, cậu học trò Nam luôn chăm ngoan, học giỏi, biết quan tâm, phụ giúp ông bà và bố mẹ.

Gặp chúng tôi, Nam không giấu được sự vui mừng: “Bốn năm tham dự cuộc thi viết thư quốc tế UPU, lần này em mới được giải. Không chỉ em mà mọi người trong gia đình cũng rất vui. Thầy cô và bạn bè cũng rất thích bức thư mà em đã viết “Gửi nhà văn Andersen” để dự thi và đã đạt giải Nhất lần này”.

Nam cho biết, em biết đến cuộc thi viết thư quốc tế UPU là vào năm học lớp 5. Lúc này khi nghe nhà trường phát động, Nam đã hăng hái tham gia. Vì là người thích và đam mê học văn nên về nhà Nam đã chọn đề tài rồi viết bài dự thi. Năm đó bài viết của Nam đã không được giải. Đến năm học lớp 6, lớp 7, cuộc thi viết thư quốc tế UPU lại được phát động. Biết đây là cuộc thi có nhiều người quan tâm nên Nam đã quyết tâm dành công sức cho bài thi của mình. Tuy nhiên, với tay bút còn non yếu nên giải thưởng vẫn xa vời với cậu học trò đam mê môn Văn học.

“Mỗi lần không đạt giải em lại càng quyết tâm hơn, em không thấy nản trí. Qua mỗi lần dự thi em rút cho mình nhiều bài học kinh nghiệm hơn. Em có thêm nhiều kiến thức về cách trình bày cho bài viết của mình ở những năm tiếp theo. Em may mắn luôn được bố mẹ động viên khích lệ nên dù không đạt được kết quả cao, em cũng rất vui” - Nam chia sẻ.

Bài dự thi “Gửi nhà văn Andersen” dài 3 trang đạt giải nhất của em Trương Hải Nam.
Bài dự thi “Gửi nhà văn Andersen” dài 3 trang đạt giải nhất của em Trương Hải Nam.

Nam tiết lộ: “Năm lớp 6, chủ đề mà cuộc thi yêu cầu là: Nước quý như thế nào? Năm đó, bài thi của em là bức thư gửi Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường. Năm lớp 7 đề yêu cầu viết thư nói về sự quan trọng của âm nhạc có thể lay động như thế nào đối với cuộc sống con người. Năm đó, em đã hóa thân thành một cây đàn Piano và gửi thư cho bà chủ cũ. Những năm trên dù không đạt giải nhưng em rút ra bài học: Một bức thư đạt giải không chỉ hay và đúng đề mà còn phải chân thành giàu cảm xúc. Ngôn từ phải ngắn gọn, súc tích mới đạt được kết quả cao”.

Tháng 3 năm 2015, khi nhận được phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 44 về chủ đề “Hãy viết một bức thư nói về thế giới bạn muốn được lớn lên trong đó”, Nam đã không suy nghĩ nhiều, từ bài học kinh nghiệm ở những cuộc thi trước, kết hợp với bài “Cô bé bán diêm” mới được học. Nam đã quyết định hóa thân thành cô bé bán diêm để gửi thư cho nhà văn Andersen, người đã sáng tác ra tác phẩm cùng tên cách đây gần 170 năm.

Nam chia sẻ: “Sở dĩ em chọn hóa thân thành cô bé bán diêm để muốn tạo sự bất ngờ cho độc giả. Đây là sự sáng tạo trong bức thư, không ai nghĩ cô bé bán diêm lại viết thư cho chính người đã tạo ra mình để nói lên mơ ước về thế giới được sống”.

Bài dự thi “Gửi nhà văn Andersen” dài 3 trang đạt giải nhất của em Trương Hải Nam.
Cô giáo Trần Thị Nguyệt, chủ nhiệm lớp em Hải Nam tâm sự về cậu học trò ngoan ngoãn học giỏi của mình.

“Dù là nhân vật không hiện hữu ở đời sống nhưng cô bé bán diêm là một mẫu hình, một số phận có thật được nhà văn Andersen đưa vào tác phẩm. Đó là sự thật ở xã hội không có tình thương yêu, sự vô cảm lên ngôi… Em rất thương cô bé bán diêm nên muốn hóa thân vào hoàn cảnh của cô bé. Từ cô bé, qua bức thư em muốn nhắn gửi người lớn hãy dành cho trẻ em tình thương yêu hơn cả cô bé bán diêm đáng nhận được. Trẻ em rất nhạy cảm, vì thế tình thương yêu là vô bờ bến nếu chỉ một điều nhỏ của cái xấu hiện hữu sẽ xóa mờ đi sự tốt đẹp về cuộc sống mà các em đang có” - Nam tâm sự.

Nam cho hay, bức thư dự thi lần này đơn giản hơn những năm trước vì chỉ dựa vào cốt tryện đã có sẵn nên không mất nhiều thời gian. Khi viết bức thư này, cậu học trò xứ Thanh cũng không bị ảnh hưởng đến các môn học khác vì sau khi học xong các môn học chính, em mới tập trung vào viết bức thư. Nam đã viết trong một tuần thì xong, em sửa lại các lỗi chính tả một vài lần rồi nộp cho thầy cô gửi bài dự thi. Chờ hơn một tháng thì Nam nhận được kết quả đã giành giải Nhất.

“Văn học là môn em yêu thích và đam mê nhất. Em ước mơ sau này sẽ trở thành một luật sư. Xã hội ngày nay phát triển mạnh mẽ nên có nhiều xô bồ. Em muốn góp một phần sức mình để tìm sự công bằng cho mọi người” - cậu học trò xứ Thanh chia sẻ về ước mơ của mình.

giáo Trần Thị Nguyệt, giáo viên chủ nhiệm, cũng là giáo viên dạy môn Ngữ Văn của em Nam tâm sự: “Tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường rất tự hào về Nam. Ở lớp, em Nam luôn là một học trò ngoan hiền nên được bàn bè, thầy cô rất yêu mến. Nam học đều các môn, đặc biệtem rất yêu thích và học giỏi môn Văn”.

Theo dantri.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ