Gan yếu nổi mề đay - không trị là nguy

GD&TĐ - Gan yếu nổi mề đay chỉ tình trạng bệnh gan gây ra triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn trên da. Gan yếu nổi mề đay nếu không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng khác.

Gan yếu nổi mề đay có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống
Gan yếu nổi mề đay có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống

Mối quan hệ giữa gan và da

Gan và da có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các chuyên gia đã khẳng định rối loạn chức năng ở cơ quan lớn thứ hai của cơ thể - gan, thường dẫn đến những thay đổi ở cơ quan lớn nhất của cơ thể - da. Gan yếu nổi mề đay là tình trạng thường gặp nhất.

Nổi mề đay (hay mày đay) là các mao mạch dưới da hay niêm mạc phù lên, da bị phồng, kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, có thể nổi mẩn đỏ, mụn nước. Nổi mề đay do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có bệnh gan.

Ngứa da, mổi mề đay, lở ngứa, mụn nhọt trên da là các dấu hiệu cảnh báo gan đang gặp vấn đề, cần tìm cách điều trị ngay. Bởi nếu để kéo dài, các vấn đề về gan ngày càng tăng nặng sẽ làm tăng nguy cơ xơ gan, suy gan, nguy hiểm tính mạng.

Nguyên nhân dẫn đến gan yếu nổi mề đay

Không phải tất cả bệnh nhân mắc bệnh gan đều bị ngứa. Ngứa da, nổi mề đay thường là dấu hiệu của các bệnh gan như:

  • Xơ gan mật nguyên phát (PBC)
  • Viêm đường mật xơ cứng nguyên phát (PSC)
  • Ứ mật trong gan ở phụ nữ mang thai
  • Viêm gan virus mạn tính (chủ yếu là viêm gan C)
  • Tổn thương gan do thuốc

Viêm gan do rượu hoặc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu thường không gây ngứa da.

Ngứa da, nổi mề đay liên quan đến bệnh gan cũng có thể là hậu quả của nhiều yếu tố, điển hình như:

Muối mật

Ứ mật trong gan thường gây ngứa ngáy, nổi mề đay
Ứ mật trong gan thường gây ngứa ngáy, nổi mề đay

Ở người bệnh gan, lượng muối mật tích tụ dưới da cao hơn những người khác, có thể gây ngứa. Tuy vậy, một số người bị nổi mẩn trên da mặc dù nồng độ muối mật bình thường.

Các nghiên cứu khác cho thấy mức độ bất thường của bilirubin kích thích các tế bào thần kinh cảm giác ngứa ở tay chân. Bilirubin là một sắc tố của mật và cũng được đào thải khỏi cơ thể qua dịch mật.

Hóa chất tự nhiên

Serotonin và opioid có thể gây viêm ngứa ở những người bị bệnh gan.

Việc sản xuất opioid của cơ thể có thể cao hơn ở những người mắc bệnh gan. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho rằng serotonin có thể thay đổi nhận thức về cơn ngứa của một người, dẫn đến tăng cảm giác ngứa.

Chất histamine

Nghiên cứu cho thấy, ở một số bệnh nhân mắc bệnh gan nồng độ histamine cao hơn những người khác, gây ngứa da.

Nội tiết tố sinh dục nữ

Tình trạng ngứa ở người mắc bệnh gan đôi khi trở nên tồi tệ hơn khi mang thai hoặc nếu đang điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone.

Triệu chứng nổi mề đay do gan yếu

Những vùng da thường bị nổi mề đay là chân tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ngứa thường trầm trọng hơn vào buổi tối và đêm, khi nhiệt độ cao, sau khi tắm nước nóng, thời kỳ kinh nguyệt.

Các dấu hiệu trên da gồm:

  • Một vùng da sưng phồng
  • Nổi ban đỏ
  • Có thể nổi mụn nước
  • Không tổn thương da (nhưng nếu gãi nhiều có thể dẫn đến tổn thương da thứ phát bao gồm xuất tiết, viêm nang lông)
  • Da vàng (xảy ra trong trường hợp tắc mật nặng).
Dấu hiệu, triệu chứng nổi mề đay trên da do gan yếu
Dấu hiệu, triệu chứng nổi mề đay trên da do gan yếu

Gan yếu nổi mề đay điều trị như thế nào?

Nổi mề đay do bệnh gan thường khó cải thiện một cách tự nhiên nếu không được điều trị. Ngứa có thể trở nên dai dẳng và nghiêm trọng, ảnh ưởng đến giấc ngủ và tâm trạng, góp phần gây lo lắng, trầm cảm, mệt mỏi và suy giảm chất lượng cuộc sống.

1. Giải pháp tạm thời

Để giảm ngứa da, người bệnh có thể áp dụng một số giải pháp tạm thời:

  • Tắm nước mát, tránh tắm nước nóng bởi sẽ gây khô da, tăng cảm giác ngứa
  • Khi bị ngứa, hãy chườm vải ướt và lạnh lên da hoặc dùng túi chườm lạnh
  • Tránh mặc quần áo bó sát, nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt
  • Dùng kem dưỡng ẩm da, nên chọn sản phẩm dược mỹ phẩm hoặc thảo dược, tránh dùng hương liệu
  • Tránh gãi vì gãi sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Để hạn chế gãi làm trầy xước da, bạn nên cắt ngắn móng tay.
  • Dùng kem bôi có chứa 1% tinh dầu bạc hà có tác dụng làm mát da.
Chườm mát trên da giúp giảm ngứa da
Chườm mát trên da giúp giảm ngứa da

2. Giải pháp lâu dài

Dùng thuốc Tây

Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị nổi mề đay do gan là:

  • Cholestyramine (Prevalite): Thuốc giúp loại bỏ muối mật ra khỏi tuần hoàn.
  • Rifampicin (Rifadin): Thuốc ức chế axit mật. Thuốc cần được kê đơn và kiểm soát liều lượng, tránh các tác dụng phụ như viêm gan hoặc suy thận.
  • Naltrexone (Vivitrol): Thuốc ngăn chặn tác dụng của opioid.
  • Sertraline (Zoloft): Thuốc được dùng để điều trị ngứa mạn tính.

Dùng thuốc Đông y bổ gan, giải độc và tái tạo gan

Do nổi mề đay, ngứa da xuất phát từ các bệnh lý về gan nên giải pháp hiệu quả nhất chính là dùng thuốc để điều trị bệnh gan, giải độc và tăng cường chức năng gan.

Đông y có nhiều bài thuốc chữa bệnh gan hiệu quả, tiêu biểu là bài thuốc nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết. Hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc bổ gan Đông y thế hệ 2 dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc gan Đông y thế hệ 2 điều trị viêm gan, hỗ trợ điều trị viêm gan virus, bảo vệ và tái tạo gan, giải độc gan, chống dị ứng, mề đay, lở ngứa, mụn nhọt hiệu quả thực sự, được đông đảo người bệnh tin dùng.

Thuốc gan Đông y thế hệ 2 hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị gan yếu nổi mề đay có thể tham khảo mua về sử dụng để điều trị bệnh.

TONKA - BỔ GAN, GIẢI ĐỘC, TÁI TẠO GAN

gan yếu nổi mề đay

Tác dụng:  Nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết.
Chỉ định:  

  • Viêm gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B cấp và mãn tính với các triệu chứng mệt mỏi,  vàng da, chán ăn, khó tiêu, táo bón, đau vùng gan.
  • Bảo vệ và tái tạo gan, giải độc gan, chống dị ứng, mề đay, lở ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu, tân dược.

Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 86/2017/XNQC-QLD

Xem thêm về sản phẩm: https://nhatnhat.com/tonka.html

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.