Facebook tiến hành chặn website có hành vi spam

Website bị chặn là "Tsu.co" là trang web cho phép người dùng kiếm tiền bằng chia sẻ nội dung.

Facebook tiến hành chặn website có hành vi spam

Facebook đã vừa chặn, không cho phép người dùng của mình chia sẻ những thứ liên quan tới 1 mạng xã hội khác là Tsu.co vì hành vi spam trên Facebook. 

Đây là mạng xã hội hoạt động theo hình thức chia sẻ doanh thu quảng cáo với người dùng. Nói cách khác, Tsu.co cho phép người dùng của họ có thể kiếm tiền thông qua cách chia sẻ nội dung.

Facebook tiến hành chặn website có hành vi spam ảnh 1
Facebook tiến hành chặn website có hành vi spam ảnh 2

Mô hình Tsu.co cho phép thưởng tiền người dùng dựa trên những gì họ chia sẻ. Mạng xã hội này sẽ giữ lại 10% doanh thu quảng cáo thu được từ nội dung chia sẻ và 90% còn lại sẽ dùng để trả thưởng cho những người đã giới thiệu được sản phẩm với bạn bè mình.​

Facebook tiến hành chặn website có hành vi spam ảnh 3

Chính bởi cách hoạt động này mà người dùng của Tsu đã chia sẻ quá nhiều nội dung trên Facebook để kiếm tiền buộc mạng xã hội màu xanh phải chặn những liên kết từ Tsu.co. 

Hiện tại, nếu người dùng gõ tên miền "Tsu.com" trên Facebook, Instagram hay Facebook Messenger đều sẽ nhận được thông báo không được phép hiển thị. Hiện vẫn chưa rõ Facebook có chặn Tsu trên ứng dụng OTT WhatsApp hay không.

Đại diện Facebook chia sẻ rằng những trang tương tự như Tsu sẽ kích thích hành vi spam trên mạng xã hội của họ. Điều này vi phạm vào các điều luật mà Facebook đặt ra. Người đại diện mạng xã hội này cho hay:

"Chúng tôi yêu cầu tất cả các website và ứng dụng tích hợp với Facebook phải tuân thủ các chính sách nền tảng của Facebook. Chúng tôi không cho phép các nhà phát triển chia sẻ quá nhiều nội dung trên Facebook bởi hành động đó là spam và đem lại trải nghiệm xấu cho người dùng".

Trong bối cảnh đã bị chặn trên Facebook nhưng fanpage của Tsu đã đạt được 11.000 lượt like và vẫn đang tăng.

Theo genk.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ em gái Pakistan phải làm ruộng thay vì được đi học.

Bất bình đẳng giáo dục tại Pakistan

GD&TĐ - Pakistan đối mặt với khủng hoảng giáo dục nghiêm trọng, khi hơn 26 triệu trẻ em không được đến trường, phần lớn ở các vùng nông thôn.