F-16 tối tân nhất vẫn mong manh khi cất cánh

GD&TĐ - Theo Business Insider, ngay cả những chiếc F-16 được nâng cấp mạnh nhất của Ukraine cũng 'mong manh' trước máy bay chiến đấu của Nga.

Tiêm kích F-16.
Tiêm kích F-16.

Báo Mỹ dẫn lời cựu tướng Lục quân Mỹ Gordon Davis cho biết, máy bay chiến đấu F-16 mà Ukraine bắt đầu nhận được từ các đồng minh của mình thua kém máy bay quân sự Nga về mọi mặt.

"F-16 có một số vấn đề về tầm hoạt động và khả năng bị tấn công và ngay cả những hệ thống tốt nhất mà chúng ta có thể lắp đặt trên những máy bay này vẫn không thể giúp chúng vượt trội hơn một số máy bay tốt nhất của Nga", Davis cho biết.

Ông nhớ lại rằng Nga có "vài trăm máy bay chiến đấu khá tiên tiến", bao gồm máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không siêu cơ động Su-35S, máy bay phản lực đa năng Su-30SM và máy bay đánh chặn siêu thanh MiG-31.

"Điểm mấu chốt là bạn có thể cung cấp cho F-16 khả năng tối đa về đạn dược và khả năng tác chiến điện tử, chúng vẫn sẽ dễ bị tổn thương trước hệ thống phòng thủ trên mặt đất và một số máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Nga. Đó là một vấn đề, và sẽ luôn là vấn đề lớn", vị tướng chỉ ra.

Vào cuối tháng 8, lực lượng không quân Ukraine xác nhận một máy bay phản lực F-16 do Mỹ sản xuất, được các đối tác phương Tây chuyển giao cho Ukraine, đã bị rơi chỉ vài tuần sau khi lô máy bay đầu tiên loại này được chuyển giao cho Kiev.

Trước đó, TASS dẫn tuyên bố của Rostec cho biết: "Nếu nhìn vào thông số kỹ thuật của máy bay do Mỹ sản xuất, kết luận là không thể nhầm lẫn: Tất cả F-16 đều không phải là đối thủ của tiêm kích như Su-30SM, Su-35S, càng không phải là Su-57.

Trong một cuộc không chiến trực diện, máy bay phản lực của chúng tôi vượt trội hơn máy bay chiến đấu của Mỹ. F-16 không phải là máy bay phản lực mới nhất, nhưng đây không phải là lý do để vui mừng và thư giãn.

Máy bay phản lực có thể mang theo các hệ thống tên lửa tiên tiến và có thể gây ra rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, chúng, giống như các thiết bị phương Tây khác, sẽ phải đối mặt với cùng một kết cục: bị phá hủy".

Đánh giá về khả năng F-16 bị đánh bại bởi Su-35S, ấn phẩm Bulgarian Military viết rằng nếu F-16 tham chiến, chúng có thể bị tiêu diệt bởi tên lửa R-37M phóng từ Su-35S từ khoảng cách không ngờ.

Thông số kỹ thuật cho thấy, R-37M di chuyển với tốc độ Mach 6 và tầm bắn lên tới 400 km. Vũ khí tương đương, gần nhất với R-37M là AIM-120 AMRAAM của Mỹ, sẽ được cung cấp cùng với F-16 có tầm bắn tối đa chỉ là 160 km ở phiên bản AIM-120D.

Ban đầu, tên lửa R-37M được phát triển cho tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31BM. Nhưng tại chiến trường Ukraine, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga tích cực sử dụng R-37M trên tiêm kích Su-35S được trang bị radar N035 Irbis.

Điều này cho phép họ bắn hạ nhiều chiếc MiG-29 và Su-27 của Ukraine. Với công suất cực đại 400 kW, Zaslon mạnh hơn nhiều so với Irbis (20 kW) nguyên bản trên Su-35. Zaslon là radar mảng pha cho phép nó quét một khu vực rộng lớn và theo dõi nhiều mục tiêu cùng một lúc.

Điều này tạo ra lợi thế đáng kể so với Ibris - loại có ăng ten mảng pha quét điện tử thụ động. Một radar như vậy chỉ có thể tập trung vào một mục tiêu.

"Radar Zaslon-M cho phép phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa và tăng độ chính xác. Điều này cũng cho phép radar vượt qua tác chiến điện tử hiệu quả hơn, giúp nó ổn định hơn trong điều kiện chiến đấu", ấn phẩm Bulgarian Military nhận xét.

Nhờ đó mà tên lửa R-37M trên Su-35S có thể được phóng từ cự ly xa hơn, đảm bảo khả năng tấn công chính xác mục tiêu.

Hôm 4 tháng 8, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky xác nhận rằng Ukraine đã nhận được lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên từ các đối tác phương Tây.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh rằng F-16 "từ lâu đã là phương tiện vận chuyển chính trong khuôn khổ cái gọi là các nhiệm vụ hạt nhân chung của NATO", vì vậy Moscow coi việc cung cấp các hệ thống này cho chế độ Kiev là "hành động phát tín hiệu có chủ đích của NATO trong lĩnh vực hạt nhân".

Ông nói thêm rằng sự hiện diện của các máy bay phản lực này ở Ukraine sẽ không thay đổi tình hình trên chiến trường, vì chúng sẽ bị phá hủy giống như các loại vũ khí khác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.