Mỹ có mệt mỏi với vết thương không ngừng rỉ máu?

GD&TĐ - Theo Wall Street Journal, Baghdad và Washington đã đạt được thỏa thuận chấm dứt sự hiện diện của liên quân do Mỹ dẫn đầu tại Iraq vào năm 2026.

Sĩ quan Mỹ và Iraq tại căn cứ Không quân Al Asad, Iraq, ngày 27 tháng 2 năm 2023.
Sĩ quan Mỹ và Iraq tại căn cứ Không quân Al Asad, Iraq, ngày 27 tháng 2 năm 2023.

Báo Mỹ dẫn lời một phát ngôn viên cấp cao của Nhà Trắng rằng sứ mệnh của liên minh do Mỹ đứng đầu tại Iraq sẽ chính thức kết thúc vào tháng 9 năm 2025 như một phần của "sự tiến triển" gồm hai giai đoạn của sứ mệnh này.

Trong đó giai đoạn đầu tiên bao gồm "chấm dứt sự hiện diện của lực lượng liên minh tại một số địa điểm nhất định tại Iraq theo quyết định chung" và giai đoạn thứ hai đạt được "một sự hiểu biết cho phép liên minh tiếp tục hỗ trợ các hoạt động chống khủng bố IS tại Syria từ Iraq... ít nhất là cho đến tháng 9 năm 2026".

Mỹ đã tích cực sử dụng cụm từ "hoạt động chống IS" để biện minh cho sự hiện diện liên tục của mình ở Iraq, cũng như việc kiểm soát và thu lợi từ các vùng đông bắc giàu dầu mỏ và lương thực của Syria.

"Có thể nói rõ rằng, Mỹ không rút khỏi Iraq. Chúng tôi đang hướng tới loại mối quan hệ an ninh lâu dài có hiệu quả mà Mỹ có với các đối tác trên toàn thế giới", vị phát ngôn viên Mỹ phát biểu với các phóng viên.

Các nhà lập pháp, quan chức và dân quân Iraq đã gây sức ép buộc Mỹ chấm dứt sự hiện diện của mình tại quốc gia này kể từ năm 2020, khi một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ đã giết chết ông Qasem Soleimani, chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tại Baghdad.

Chính quyền Mỹ thời ông Trump đã công bố kế hoạch rút hoàn toàn khỏi Iraq vào tháng 11 năm 2020, nhưng nhóm Tổng thống Biden đã đảo ngược hướng đi, đổi tên phái bộ chiến đấu của Mỹ tại quốc gia này thành sự hiện diện 'cố vấn và hỗ trợ' và rút một số ít quân.

Tiến sĩ Muhannad Allazzeh, cựu thượng nghị sĩ Jordan và là ủy viên nhân quyền quốc tế, nói rằng việc Mỹ muốn chấm dứt một phần sự hiện diện của mình tại Iraq là một "bước đi được dự đoán trước, mặc dù đã quá muộn".

Chỉ ra tính thường xuyên của các cuộc tấn công và số lượng thương vong mà lực lượng liên quân và Mỹ phải gánh chịu từ nhiều lực lượng dân quân khác nhau tại Iraq, Syria, Iran dường như cuối cùng đã chứng minh rằng "quá đủ để thuyết phục họ phải từ bỏ".

"Chính quyền Mỹ đã quyết định đưa quân vào Iraq vào năm 2003 với lý do liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq mà họ không tìm thấy", Allazzeh nhớ lại.

Vị tiến sĩ này đồng thời nói thêm rằng những lời hứa của Washington về việc 'giải phóng người Iraq' và 'lan tỏa dân chủ' chưa bao giờ được thực hiện. Thay vào đó, Washington đang để lại… phía sau họ một cuộc xung đột vũ trang giữa hàng chục nhóm, nạn tham nhũng nghiêm trọng và một hệ thống hành chính yếu kém.

Cuối cùng, Tiến sĩ Alazzeh tin rằng các kế hoạch của Washington có liên quan đến cuộc bầu cử sắp tới của Mỹ. "Mỹ đưa quân vào Iraq vì lý do bầu cử và họ sẽ rời đi cũng vì lý do này", ông nói.

Tiến sĩ Hossein Askari, chuyên gia phân tích chính trị tại Đại học George Washington cho biết, đối với kế hoạch của Mỹ nhằm duy trì một số lượng nhỏ quân đội ở Iraq ngay cả sau khi phần lớn lực lượng đã rút khỏi đây, điều này có ý nghĩa chiến lược theo quan điểm của các nhà hoạch định chính sách Mỹ.

"Nói rõ ràng là Mỹ không muốn rời khỏi Iraq hoàn toàn. Họ sẽ luôn muốn giữ một vị trí bên trong Iraq – để theo dõi các hoạt động của Iran ở Iraq, Syria, sự liên quan của họ đối với Israel và hỗ trợ các lực lượng thân Mỹ ngay bên từ bên trong Iraq.

Cùng lúc đó, có những dấu hiệu đáng ngại về chủ nghĩa bài Mỹ trong toàn bộ khu vực vì sự ủng hộ và hỗ trợ toàn diện của Mỹ đối với Israel trong cuộc kiểu diệt chủng đang diễn ra tại Gaza và Lebanon.

Vì lý do này, giới cầm quyền và chính phủ Iraq đang cố gắng truyền tải thông điệp rằng họ không hề ủng hộ Mỹ và vai trò của họ bên trong Iraq sẽ dần giảm sút", Tiến sĩ Askari kết luận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Chỗ dựa cho đồng bào

GD&TĐ - Theo số liệu từ Bộ NN&PTNT, hiện trên cả nước có khoảng 20.500 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp gồm 3,8 triệu thành viên.