EU sẽ phải trả lại hàng tỷ đô la cho Nga, nhưng có một điều kiện

GD&TĐ - Vấn đề liên quan tới số tài sản của Nga bị Liên minh châu Âu đóng băng đã gây ra rất nhiều tranh cãi.

EU sẽ phải trả lại hàng tỷ đô la cho Nga, nhưng có một điều kiện

Sau khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Ukraine, các quốc gia EU đã áp đặt vô số lệnh trừng phạt đối với Nga, dẫn tới việc tài sản của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga và một số công dân Nga đã bị đóng băng.

Theo các nhà phân tích Đức đến từ ấn phẩm ZDF, Brussels muốn tịch thu số tiền khổng lồ này, nhưng họ đang phải đối diện với một số vướng mắc.

“Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đóng băng tổng cộng 300 tỷ euro tiền của Ngân hàng Trung ương Nga, họ đang nỗ lực tịch thu số tiền này”, các nhà phân tích của ấn phẩm tiếng Đức cho biết.

Tờ ZDF lưu ý, Brussels với tất cả mong muốn của mình vẫn không thể tịch thu tài sản của Nga. Luật pháp châu Âu không cho phép điều này.

Các nhà chức trách EU đã tìm nhiều cách thức và lựa chọn khác nhau để lấy khoản tiền bị đóng băng của Liên bang Nga sau đó chuyển cho Ukraine, nhưng họ chưa thể tìm ra lựa chọn có thể chấp nhận được.

Liên minh châu Âu sẽ phải trả lại cho Nga khoản tiền đang bị phong tỏa tại các ngân hàng?

Liên minh châu Âu sẽ phải trả lại cho Nga khoản tiền đang bị phong tỏa tại các ngân hàng?

Do vậy, Liên minh châu Âu sẽ phải trả lại tiền cho Nga, nhưng có một điều kiện, đó là khi các biện pháp trừng phạt liên quan được dỡ bỏ hoàn toàn.

“Brussels không được phép tịch thu tiền của Nga", các nhà phân tích của tờ ZDF nhấn mạnh, chúng sẽ phải được trả lại ngay sau khi lệnh trừng phạt hết hiệu lực.

Nhiều cuộc thảo luận hiện đang được tiến hành ở Brussels về các lựa chọn thay thế cho việc sử dụng tài sản của Nga. Đặc biệt, khả năng đầu tư thông qua khoản tiền này đang được xem xét và EU có kế hoạch chuyển thu nhập nhận được sang Ukraine.

Quyết định cuối cùng về đề xuất như vậy sẽ không được đưa ra trước Hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của Hội đồng châu Âu, dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 6.

Theo ZDF

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Khu hội trường B.

Cơ sở vật chất khang trang của trường đại học Luật Huế

GD&TĐ -  Là cơ sở đào tạo pháp luật hàng đầu khu vực miền Trung và Tây Nguyên, bên cạnh tiên phong phát triển chương trình đào tạo, Trường ĐH Luật, ĐH Huế cũng trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu của người học.

Minh họa/INT

Karaoke gây họa

GD&TĐ - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TPHCM vừa bắt khẩn cấp Bùi Hữu Khánh, 45 tuổi, để điều tra về hành vi 'gây rối trật tự công cộng'.

Sinh viên quốc tế được kết nối với doanh nghiệp Hàn Quốc.

Du học sinh muốn lập nghiệp tại Hàn Quốc

GD&TĐ - Cuộc khảo sát mới đây do Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) thực hiện cho thấy 71% sinh viên quốc tế tại Hàn Quốc mong muốn được làm việc và sinh sống lâu dài tại quốc gia này.