Kết quả này cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của nước này trong giới nghiên cứu học thuật.
Thông kê mới dựa trên dữ liệu sơ bộ của Chỉ số Nature, bảng thống kê của tạp chí khoa học Nature nhằm theo dõi nghiên cứu xuất bản trên 82 tạp chí ở nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học tự nhiên như khoa học môi trường và Trái đất, khoa học sự sống, khoa học vật lý...
Tương tự, báo cáo của Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Nhật Bản chỉ ra từ năm 2018 – 2020, Trung Quốc đóng góp 27,2% nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất thế giới, nằm trong tốp 1% về số lần trích dẫn. Còn Mỹ chỉ chiếm 24,9%.
Báo cáo cũng cho thấy, trung bình hàng năm Trung Quốc xuất bản 207.181 bài báo khoa học, vượt xa con số 293.434 của Mỹ.
Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi đưa Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về nghiên cứu khoa học. Hồi tháng 2, ông Tập thông báo chính phủ sẽ tăng cường tài trợ cho nghiên cứu khi giới hàn lâm thế giới ngày càng cạnh tranh, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Theo Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc, nước này chi tiêu lớn thứ hai thế giới cho nghiên cứu khoa học. Ước tính, số tiền dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển vượt 3 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2022.