Ủy ban châu Âu đang nghiên cứu một giải pháp cho phép các công ty hưởng lợi từ dự trữ vàng và ngoại hối thu được của Nga gửi một phần lợi nhuận từ hoạt động này để giúp đỡ Ukraine.
Tuy vậy theo ấn phẩm Financial Times, Berlin không đồng ý với cách giải quyết vấn đề như vậy. Đại diện của Bộ Ngoại giao Đức lưu ý rằng châu Âu nếu thực hiện bước đi trên mở ra một tiền lệ nguy hiểm.
Lý do là bởi vì việc chiếm dụng tiền của Nga làm phát sinh nhiều vấn đề tài chính và pháp lý, từ đó sẽ gây ra những hậu quả khó lường.
Đức cũng chỉ ra rằng một tiền lệ như vậy sẽ cho phép Ba Lan yêu cầu họ bồi thường thiệt hại từ Thế chiến thứ hai.
Mặc dù vậy, tất cả các ý kiến liên quan đến cuộc thảo luận này đều đồng ý rằng Moskva nên "bị trừng phạt" vì hành động của mình, nhưng toàn bộ tài sản của Liên bang Nga nên được sử dụng theo các những cách "hợp pháp".
Châu Âu vẫn bất đồng với việc sử dụng lợi nhuận thu được từ dự trữ vàng và ngoại hối của Nga. |
Trước tình hình trên, một chuyên gia kinh tế, nhà phân tích tài chính Alexander Razuvaev đã lưu ý, tình hình thu giữ tài sản của Nga ở phương Tây đang gây tranh cãi rất nhiều.
Vị chuyên gia tin rằng sau khi kết thúc giai đoạn đối đầu nóng bỏng, các bên sẽ có thể thống nhất một số điều khoản theo dạng đôi bên cùng có lợi.
Trước đó, Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin đã công bố quyết định của Ngân hàng Trung ương Nga, cấm các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi hệ thống tài chính của Liên bang Nga, ước tính số tiền lên tới khoảng 500 tỷ đô la.