Edward Snowden lại gây chú ý

Cựu nhân viên CIA và NSA Hoa Kỳ Edward Snowden cho biết, ông sẽ yêu cầu Nga gia hạn tạm trú cho ông. 

Edward Snowden lại gây chú ý

Snowden cũng cho biết, ông không bao giờ làm việc cho Nga hay bất kỳ quốc gia khác. Ông đã tiết lộ những dữ liệu để cho thấy quy mô các hành động của Nhà Trắng và các cơ quan tình báo Mỹ vi phạm hiến pháp của đất nước và vi phạm các quyền và tự do của người dân. 

Kênh truyền hình Mỹ NBC đã phát sóng cuộc phỏng vấn với “kẻ chạy trốn” 30 tuổi. NBC tổ chức cuộc phỏng vấn “người tố giác chương trình nghe lén của chính quyền Mỹ” đúng một năm sau khi bắt đầu câu chuyện phức tạp của Snowden. 

Cuối tháng Năm năm ngoái, Snowden từ Hawaii, nơi ông làm việc, đã bay đến Hồng Kông. Sau đó, vào tháng Sáu năm ngoái, ông đã bay đến Nga và sau một tháng sống trong khu quá cảnh tại sân bay Sheremetyevo ông đã yêu cầu Nga cấp nơi trú ẩn tạm thời. 

Giấy phép tạm trú một năm sẽ hết hạn vào ngày 31 tháng 7. Snowden, người có thể đối mặt tù chung thân ở Mỹ, sẵn sàng ở lại Nga. Vì lý do đơn giản, Nga là nơi duy nhất trên thế giới mà ông cảm thấy an toàn: "Nếu tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào trên thế giới, thì nơi đây sẽ là nhà tôi ở quê hương. 

Tuy nhiên, tôi hiểu rõ, tôi sẽ đối mặt những gì nếu trở về Hoa Kỳ. Vì vậy, vì thời hạn tạm trú sắp kết thúc, tất nhiên, tôi sẽ nộp đơn xin gia hạn". 

Cựu nhân viên của hai cơ quan gián điệp lớn đã tiết lộ mạng lưới giám sát toàn cầu của Mỹ. Hóa ra, hơn một tỷ người trong 60 quốc gia đã bị Hoa Kỳ giám sát. NSA đã (và đang) nghe lén các cuộc đàm phán chính phủ tại 35 quốc gia, kể cả các đồng minh hàng đầu của họ. Tính tổng cộng, "hồ sơ điện tử của Snowden" chứa khoảng 2 triệu tập tin.

Sau khi Snowden tiết lộ những thông tin tình báo, chính quyền Barack Obama đã công bố thực hiện những biện pháp nhằm cải cách và kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động của NSA. 

Tuy nhiên, như lịch sử cải cách CIA cho thấy, đến nay các biện pháp như vậy không mang lại kết quả rõ rệt. Và không thể nào khác bởi vì trên thực tế chính quyền Obama cấp cho NSA "hệ thống lái tự động". 

Theo số liệu của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, cuối những năm 1990, chính phủ đã phân bổ cho các cơ quan tình báo Mỹ (CIA, Lầu Năm Góc, NSA và các cơ quan khác ) 25 - 30 tỷ đô la. Hiện nay, khoản chi phí đã lên đến 78 tỷ USD. Tức là tăng gần gấp ba lần. Rất khó để dừng lại một cơ quan được "tiếp nhiên liệu tài chính" lớn như vậy.

Theo Tiếng nói nước Nga

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ