Dùng nước xả vải kiểu này bảo sao bệnh tật đầy người

Nước xả vải là một trợ thủ đắc lực cho công việc giặt giũ của chị em. Tuy nhiên, sử dụng nước xả vải không đúng cách không chỉ làm ảnh hưởng đến quần áo mà lâu dài sẽ gây ra nguy hại cho sức khỏe.

Hiện ngay nhiều người vẫn sử dụng nước xả vải một cách tùy tiện, không tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất và các chuyên gia.
Hiện ngay nhiều người vẫn sử dụng nước xả vải một cách tùy tiện, không tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất và các chuyên gia.

Nước xả vải là sản phẩm không còn xa lạ gì với mỗi gia đình. Việc sử dụng nước xả vải khiến quần áo thơm hơn, mềm hơn. Tuy nhiên, theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), Tổ chức bảo vệ môi trường thế giới thì trong nước xả vải thường có chứa những hóa chất như Benzyn acetate, Benzyn alcohol, Ethyl acetate, Camphor, Chloroform. Đây đều là những hóa chất độc hại cho sức khỏe của con người.

Các chất này dễ gây kích ứng đường hô hấp trên dẫn đến hắt hơi, sổ mũi, ho. Khi tiếp xúc với da nhạy cảm có thể gây dị ứng, nổi mẩn.

Một số chất trong nước xả vải nếu tiếp xúc với ố lượng nhiều và lâu dài còn làm rối loạn thần kinh trung ương, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, gây tổn thương gan, thận...

Tuy nhiên, hiện ngay nhiều người vẫn sử dụng nước xả vải một cách tùy tiện, không tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất và các chuyên gia. Việc dùng nước xả vải sai cách tiềm ẩn những nguy cơ gây hại vô cùng lớn cho cơ thể chúng ta.

Dưới đây là những sai lầm mà nhiều người mắc phải khi sử dụng nước xả vải. Nếu bạn cũng có những hành động như vậy, hãy thay đổi ngay lập tức, tránh "rước họa vào thân".

1. Đổ nước xả vải trực tiếp lên quần áo

Nếu bạn nghĩ rằng việc đổ nước xả vải trực tiếp lên quần áo sẽ làm hương thơm đậm và bám lâu hơn thì không. Tuy nhiên đây là một hành động sai lầm.

Nước xả vải tiếp xúc trực tiếp với quần áo sẽ làm chúng dễ bị loang màu, sợi vải sẽ kém bền hơn. Ngoài ra, đổ trực tiếp lên quần áo thì nước xả vải cũng bị hạn chế về hiệu quả làm mềm, thơm vải, cũng như loại bỏ cặn xà phòng.

Để hiệu quả hơn, hãy cho nước xả vải vào thau nước, khuấy đều để hòa tan rồi sau đó mới cho quần áo vào ngâm. Trường hợp giặt bằng máy giặt thì đổ nước xả vải vào khay chứa chuyên dụng trước.

sai-lam-tai-hai-khi-dung-nuoc-xa-vai-phunutoday-02

2. Dùng quá nhiều nước xả vải

Chúng ta thường nghĩ dùng càng nhiều nước xả vải quần áo sẽ càng thơm. Nhưng đây là hành động lãng phí lại không mang lại hiệu quả gì đặc biệt.

Trong nước xả vải có rất nhiều các chất gốc dầu giúp quần áo trở nên mềm mại hơn, tuy nhiên, các chất này đồng thời sẽ khiến quần áo càng ngày càng ít có khả năng thấm hút nước. Đối với các loại quần áo hè hoặc quần áo trẻ em cần độ thấm hút mồ hôi tốt, thì điều này hoàn toàn không hề có lợi.

Không những vậy, khi quần áo có chứa elastane và nylon, các chất gốc dầu sẽ khiến những vật liệu này có khả năng giữ mùi hôi và thu hút vi khuẩn gây mùi.

Do vậy, nếu bạn dùng quá nhiều nước xả vải, quần áo bạn đang mặc sẽ không những trở thành "máy hút mùi hôi", mà còn khiến vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở, rước thêm nhiều bệnh da liễu vào người.

Tốt nhất, nên dùng nước xả vải vừa đủ với lượng quần áo và theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

sai-lam-tai-hai-khi-dung-nuoc-xa-vai-phunutoday-03

3. Ngâm nước xả vải quá lâu

Cái gì quá cũng không tốt. Tốt nhất chỉ ngâm nước xả vải trong 10 – 15 phút, kể cả với máy giặt. Thời gian này đủ để chất tạo mùi hương và làm mềm vải phát huy tác dụng, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các chất làm mềm vải tích điện âm, còn chất tẩy có trong bột giặt tích điện dương, nên khi ngâm nước xả vải, nó sẽ giúp xả sạch các chất tẩy rửa. Tuy nhiên,chất tạo mùi hương trong nước xả vải nếu ngâm lâu quá sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người.

4. Phơi quần áo đã ngâm nước xả vải trong bóng râm

Việc phơi quần áo ngoài ban công, sân phơi bị khuất nắng hoặc đơn giản "lười" mang quần áo ra chỗ có nắng để phơi do máy giặt đã sấy khô, sẽ vô hình tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi phát triển do quần áo vẫn còn ẩm mà lại để lâu.

Hãy phơi quần áo ngoài nắng quần áo sẽ vừa mau khô, vừa được diệt khuẩn dưới ánh nắng mặt trời, đồng thời ngăn chặn nấm mốc phát triển.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ