Đừng đùa với những đường gân “loằng ngoằng”, không cẩn thận có thể biến chứng vào tim, phổi

GD&TĐ - Đường gân nổi lên ở chân mọi người nghĩ do gân nổi và đa số mọi người nghĩ rằng đó là bệnh lý có biến chứng nguy hiểm.    

Đừng đùa với những đường gân “loằng ngoằng”, không cẩn thận có thể biến chứng vào tim, phổi

Đừng đùa với những đường gân "loằng ngoằng", không cẩn thận có thể biến chứng vào tim, phổi

Đường gân nổi lên ở chân mọi người nghĩ do gân nổi và đa số mọi người nghĩ rằng đó là bệnh lý có biến chứng nguy hiểm.Do đẻ không kiêng?

Bà Nguyễn Thị Liên – 56 tuổi, Hải Hậu, Nam Định cho biết bà bị nổi những đường gân xanh loằng ngoằng ở chân gần 20 năm nay nhưng cứ nghĩ đó là "sản phẩm" của việc sinh con xong không kiêng cữ.

Bà Liên cứ thế sống chung với nó mà không biết đó là bệnh lý giãn tĩnh mạch. Đến khi bà Liên thấy chân hay bị sưng đỏ, chuột rút về đêm. Chuột rút khiến bà Liên còn không đi được. Bà kể "có đêm ngồi ôm chân khóc vì chuột rút, đến ban ngày không lê chân được".

Đừng đùa với những đường gân loằng ngoằng, không cẩn thận có thể biến chứng vào tim, phổi - Ảnh 1.

Hình ảnh đường nổi trên da là bệnh suy giãn tĩnh mạch

Bà Liên khám ở huyện bác sĩ chẩn đoán bà bị thiếu canxi. Sau đó, bà uống canxi nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm và đến khi xuất hiện phù chân, đau buốt mặt chân và vùng cổ chân xuất hiện các vết hoại tử như đồng xu. Bà Liên đến Bệnh viện Bạch Mai khám bác sĩ mới nhận định, bà bị suy giãn tĩnh mạch chân chứ không phải chỉ đơn thuần là gân nổi lên.

Chị Vũ Bích Hà – Quan Nhân, Hà Nội cũng bị tương tự vì những đường gân nổi trên chân. Lúc đầu, chị Hà nghĩ do da trắng nên nổi gân lên là bình thường nhưng càng ngày các đường gân nổi lên càng nhiều và gây ra tình trạng chuột rút về đêm, đau nặng ở vùng mặt sau chân.

Chị Hà được bác sĩ tư vấn điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Ông Nguyễn Mạnh H, 61 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội đến viện khám do có hiện tượng phù ở hai chân và có những đường lõm ngang vòng quanh cổ chân do mang vớ. Ở cẳng chân hai bên có các tĩnh mạch giãn to.

Ông H được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chân. Ông H. cho biết lần đâu nghe bệnh này. Cả nhà ông hai vợ chồng đều bị những đường gân nổi ở chân nhưng không ai đến bệnh viện khám.

Đừng đùa với những đường gân loằng ngoằng, không cẩn thận có thể biến chứng vào tim, phổi - Ảnh 2.

Bệnh có thể gây tắc mạch phổi một biến chứng có nguy cơ tử vong cao

Biến chứng lên tim, phổi

PGS - TS Nguyễn Hoài Nam - giảng viên trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch hội Tĩnh mạch học TP. Hồ Chí Minh cho biết, có nhiều bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch mà không biết dẫn đến biến chứng nặng nề.

Có bệnh nhân tìm đến bác sĩ khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, những đường gân như ngón tay nổi trên da, mắt cá chân loét ra, chân phù nề sừng hoá da chân và đủ các biến chứng.

PGS Nam cho biết, theo một thống kê do Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh thực hiện thì có đến 77,6% bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch không hề có kiến thức về bệnh của mình.

Suy giãn tĩnh mạch hiện đang là một bệnh lý khá phổ biến, nhưng những triệu chứng ban đầu chưa được quan tâm đúng mức và thường bị nhầm lẫn với tình trạng thiếu canxi hoặc viêm khớp.

  • Theo bác sĩ Nam ở giai đoạn đầu, các triệu chứng ban đầu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới cũng thường mờ nhạt và thoáng qua. Bệnh lý tĩnh mạch biểu hiện ở nhiều giai đoạn từ giãn nhánh mạch máu nhỏ li ti như sợi chỉ đỏ đến giãn các mạch máu to ngoằn ngoèo dưới da.

Sau đó, người bệnh thường có những triệu chứng đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, vọp bẻ, chuột rút vào buổi tối, châm chích, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Những triệu chứng này thường không rõ ràng nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.

Nếu không biết bệnh để điều trị và điều trị không dứt điểm sau 1 thời gian các tĩnh mạch bị giãn và căng phồng quá mức gây nhiều biến chứng nặng nề như: chân sưng phù, đau nhức do viêm tĩnh mạch chân, viêm loét dẫn đến hoại tử ở bắp chân, khối máu đông gây tắc nghẽn mạch máu đặc biệt khối máu đông này có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi.

Suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chi dưới nhiều và nữ nhiều hơn nam.

Nguyên nhân ở nữ giới nhiều do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, uống thuốc tránh thai, quá trình thai nghén lên thành tĩnh mạch, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp.

Khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa về tĩnh mạch học để được siêu âm doppler màu tĩnh mạch vì đây là một xét nghiệm về chẩn đoán hình ảnh cơ bản cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Theo soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quán ăn đông kín khách, nhân viên phải làm việc liên tục. Ảnh: Nhật Minh

Hàng quán mở xuyên Tết: Cơ hội thu nhập cao

GD&TĐ - Trước nhu cầu ăn uống, vui chơi, gặp mặt đầu năm của người dân tăng cao, hầu hết nhà hàng, quán cà phê mở xuyên kỳ nghỉ đều đối mặt nguy cơ rơi vào trạng thái quá tải