Đừng bao giờ vứt bỏ chiếc răng sữa của con, nó là vật rất hữu ích con bạn sẽ cần đến sau này

GD&TĐ - Răng sữa có 20 chiếc nhưng các chuyên gia về răng khuyên chúng ta không nên vứt bỏ 6 chiếc răng cửa trên và 6 chiếc răng cửa dưới, vì 12 chiếc răng này có chứa tế bào gốc. Đây là một loại tế bào có khả năng tái tạo mô, cơ quan nội tạng trong cơ thể, chữa trị nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Đừng bao giờ vứt bỏ chiếc răng sữa của con, nó là vật rất hữu ích con bạn sẽ cần đến sau này

Lý do này sẽ khiến cha mẹ giữ lại răng sữa của con 

Hầu hết các bậc cha mẹ đều đã quen thuộc với khái niệm về lưu trữ máu cuống rốn con. Nhưng nếu chưa kịp làm điều đó, bạn vẫn có thể lưu trữ các tế bào gốc của con mình bằng một cách khác: răng sữa.

dung-vut-rang-sua-boi-chung-co-the-cuu-mang-con-ban-trong-tuong-lai-save-teeth-fi-1471498226-width500height262

Khi trẻ rụng răng sữa để thay răng mới, hầu hết cha mẹ Việt thường có thói quen ném răng xuống gầm giường hoặc đơn giản chỉ là vứt bỏ bởi chuyện trẻ thay răng cũng “bình thường thôi”.

Tuy nhiên ít ai ngờ, bên trong chiếc răng sữa tưởng như bỏ đi ấy lại có chứa những đơn vị tế bào gốc tuyệt diệu, có thể cứu mạng một đứa trẻ nếu chẳng may mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo trong tương lai.

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc có 3 thiên chức lớn đó là: thay thế (replacement) – tái tạo (regeneration) – sửa chữa (repairation). Cụ thể là thay tthế các tế bào chết giúp cho mô tạng trẻ khỏe; tái tạo/sửa chữa các tế bào bị tổn thương, giúp làm lành lại mô tạng, phục hồi sức khỏe.

Vào năm 2012, một cô bé người Anh tên Becca Graham đã trở thành em bé đầu tiên ở Anh lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa.

Vào năm 2012, một cô bé người Anh tên Becca Graham đã trở thành em bé đầu tiên ở Anh lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa.

Phát hiện mới này được đưa ra bởi một nhóm gồm các nhà nghiên cứu và sinh viên, trong đó có bác sĩ Michael Schmidt – Giáo sư chuyên ngành vi sinh và miễn dịch học thuộc trường Đại học Y khoa South Carolina (Mỹ). Răng sữa có 20 chiếc nhưng các chuyên gia về răng lại khuyên chúng ta không nên vứt bỏ 6 chiếc răng cửa trên và 6 chiếc răng cửa dưới, vì chỉ 12 chiếc răng này mới có chứa tế bào gốc.

Ngoài tác dụng hồi phục tổn thương sau khi mắc bệnh thì các tế bào gốc bên trong tủy răng có khả năng tái sinh các tế bào thần kinh, xương hay thậm chí là sụn tế bào tim.

Đây cũng là cách điều trị hiệu quả cho bệnh tiểu đường loại 1, bởi các tế bào gốc trong răng sữa có thể sản xuất ra nhiều insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.

Tế bào gốc từ răng sữa là một trong những tế bào gốc mạnh nhất trong cơ thể con người.

Tế bào gốc từ răng sữa là một trong những tế bào gốc mạnh nhất trong cơ thể con người.

Ngược dòng thời gian về khoảng hơn một thập kỷ trước, nhiều bậc cha mẹ trên khắp nước Mỹ đã đổ dồn sự chú ý vào tế bào từ máu cuốn rốn của trẻ sơ sinh.

Theo đó, đã có hàng ngàn mẫu tế bào gốc được lấy từ máu cuống rốn sau khi trẻ sơ sinh chào đời không lâu, sau đó được đông lạnh và cất giữ trong các phòng thí nghiệm trên khắp nước Mỹ.

Tế bào gốc từ máu cuống rốn đã được dùng để chữa trị hơn 80 căn bệnh, và theo các nhà khoa học, khả năng của chúng là vô tận và thậm chí có thể giúp chẩn đoán và chữa trị ngay lập tức và căn bệnh nguy hiểm nhất.

Tế bào gốc từ răng sữa của trẻ có tác dụng gì?

nho-rang-sua-b8fec999-bc19-4701-a1ac-0039ed31285a

Tương tự như tế bào gốc từ máu cuống rốn, nếu được thu thập và cất giữ đúng yêu cầu, tế bào gốc từ răng sữa của trẻ cũng hoàn toàn có khả năng giúp điều trị và cứu chữa một vài căn bệnh đe dọa đến tính mạng nào đó mà trẻ hay một thành viên gia đình có quan hệ gần gũi với trẻ có thể mắc phải trong những năm sau này. Giáo sư – bác sĩ Michael Schmidt cho biết: “Sắp đến ngày chúng ta làm được điều đó. Chúng ta có thể chứng kiến thời điểm tái tạo một nhiễm sắc thể và tìm ra cách khắc phục nhiễm sắc thể bị lỗi của chúng ta”. “Răng sữa của trẻ chỉ tình cờ là một bộ phận khác mà chúng tôi phát hiện chứa tế bào gốc. Dây rốn rất có ý nghĩa, nhưng nếu bạn có thể lấy tế bào gốc từ răng trẻ thì còn tốt hơn nhiều bởi bạn không cần cất giữ chúng từ ngày bé chào đời. Bạn có thể đợi đến khi răng tự rụng” – Giáo sư – bác sĩ Michael Schmidt chia sẻ thêm.

Tuy vậy, việc lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa của trẻ cũng không phải là chuyện dễ dàng. Landon Sears – một thành viên tham gia vào nghiên cứu trên – cho biết thêm: “Cách đơn giản nhất để đảm bảo sự sống của nhiễm sắc thể răng người là đặt lịch hẹn với bác sĩ nha khoa khi răng trẻ có dấu hiệu rụng. Hãy để bác sĩ đã được đào tạo bài bản nhổ răng của trẻ. Răng trẻ được lấy xuống, khoan vào trong và tế bào gốc được thu thập. Những mẫu tế bào gốc sau đó được làm đông lạnh trong một hỗn hợp gồm ni-tơ lỏng và các chất bảo quản khác. Chúng được đưa đến cất giữ ở một phòng thí nghiệm đến khi công nghệ y học đủ tiến bộ để đưa chúng vào sử dụng”.

Đứa trẻ rụng một cái răng sữa có thể không phải chuyện lớn. Nhưng nếu bạn cần một mô tái tạo để thay thế một cơ quan nội tạng hay chuẩn bị một dạng phẫu thuật nào đó, nó có thể thực sự đem lại thay đổi lớn trong cuộc sống của mỗi người” – Landon Sears chia sẻ thêm về vấn đề này.

Hiện tại ở nước ta chưa có ngân hàng giúp lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa mà chỉ có thể lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn – cũng được tiến hành lấy ngay từ khi trẻ mới chào đời. Và tuy ý tưởng này có thể mất nhiều năm để hoàn thiện, nhưng ai cũng có thể thấy rằng nó đóng vai trò như một khoản bảo hiểm cho sức khỏe của tất cả mọi người.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ