Đức: Robot thay học sinh đến trường

GD&TĐ - Không thể đến trường do mắc bệnh phổi, cậu bé Joshua Martinangeli, 7 tuổi, đã điều khiển robot từ xa để theo dõi lớp học, tương tác với giáo viên, bạn bè.

Robot thay cậu bé Joshua đi học.
Robot thay cậu bé Joshua đi học.

Khi giao tiếp, Joshua sẽ yêu cầu robot phát đi tín hiệu qua loa cho mọi người trong lớp.

Dự án là sáng kiến do hội đồng địa phương quận Marzahn-Hellerdorf, thủ đô Berlin, Đức, hỗ trợ kinh phí. Robot được tích hợp camera, bộ phận thu âm thanh, truyền tín hiệu từ lớp học cho người sử dụng thông qua màn hình máy tính hoặc iPad.

Bà Ute Winterberg, Hiệu trưởng Trường Pusteblume-Grundschule, nơi Joshua theo học, cho biết: “Những học sinh trong lớp rất hào hứng trước sự góp mặt của robot. Các em trò chuyện, vui cười, thậm chí tán gẫu với Joshua trong giờ học.

Robot của Joshua là một trong bốn robot đại diện cho học sinh đến trường tại quận Marzahn-Hellerdorf. Mục đích ban đầu là hỗ trợ học sinh bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng chính quyền địa phương nhận thấy công nghệ này sẽ vượt xa trong tương lai sau đại dịch.

“Có nhiều lý do khiến học sinh không thể đến trường, phải học từ xa. Khi đó, robot sẽ tạo cơ hội để các em tiếp tục học tập và là một phần của tập thể lớp học”, ông Kuehne, nhân viên địa phương cho biết.

Bản thân Joshua cũng rất thích được duy trì việc học thông qua robot dù không thể đến trường trực tiếp. Tuy nhiên, em cùng các bạn vẫn chờ đợi một ngày có thể vượt qua bệnh tật để trở lại trường học.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.