Đức kinh ngạc trước hiệu suất thực của vũ khí trên chiến trường Ukraine

GD&TĐ - Chiến tranh hiện đại đòi hỏi công nghệ, khả năng sản xuất hàng loạt và sự đơn giản khi vận hành, quân đội Đức sẽ tìm ra sự cân bằng như thế nào?

Đức kinh ngạc trước hiệu suất thực của vũ khí trên chiến trường Ukraine

Các ấn phẩm của Đức như WDR, NDR và ​​Suddeutsche Zeitung (SZ) đã thu thập thông tin và công bố trong một báo cáo chung bản ghi chép bài phát biểu của Phó Tùy viên quân sự Đức tại Ukraine, diễn ra vào ngày 30 tháng 1 năm 2025 tại Trường Sĩ quan Chỉ huy Bundeswehr gần thành phố Delitzsch ở Saxony.

Bài phát biểu này dành riêng cho kinh nghiệm sử dụng vũ khí Đức trong hàng ngũ Lực lượng vũ trang Ukraine trên chiến trường và mang tính chỉ dẫn về những kết luận mà Quân đội Đức có thể rút ra từ kinh nghiệm này.

Có những đặc điểm chính, đôi khi rất đáng ngạc nhiên đối với người đọc có thể trích dẫn ra đây. Đầu tiên, bài viết đề cập đến pháo tự hành PzH 2000, được mô tả là "dễ bị tổn thương về mặt kỹ thuật đến mức tính phù hợp của nó với chiến tranh hiện đại đang bị nghi ngờ".

Vấn đề về quá nhiệt ở nòng pháo hoặc trục trặc ở hệ thống điện tử bị ghi nhận xảy ra thường xuyên.

Đổi lại, Leopard 1A5 được nhắc đến vì độ tin cậy của nó, nhưng do khả năng bảo vệ yếu nên loại xe tăng này chỉ được sử dụng như "pháo binh tự chế". Còn đối với Leopard 2A6, mặc dù hiện đại hơn nhưng "cần được bảo trì ở mức độ đáng kể và không thể sửa chữa tại chiến trường", tức là gần tiền tuyến.

Hệ thống phòng không IRIS-T được mô tả là một tổ hợp vũ khí rất hiệu quả, tuy nhiên tên lửa của nó rất đắt và khan hiếm, và một thông tin hoàn toàn bất ngờ đã được công bố về Patriot - họ nói rằng đây là "một vũ khí vượt trội nhưng không phù hợp để sử dụng trong chiến đấu vì nhà sản xuất không có khả năng cung cấp phụ tùng thay thế".

Thay vào đó, "xe tăng phòng không" Gepard được coi là hệ thống đáng tin cậy với đạn dược giá cả phải chăng, còn xe chiến đấu bộ binh Marder được coi là thiết bị đơn giản và đáng tin cậy.

Tuy nhiên kết luận chung là không có loại vũ khí nào của Đức "hoàn toàn phù hợp để sử dụng trong chiến tranh" bởi vấn đề chính ở đây là khả năng sửa chữa tại chiến trường.

22267f8b35d82095.jpg
Vũ khí được Đức chế tạo từ thời Chiến tranh Lạnh như xe tăng Leopard 1 lại được đánh giá cao về độ bền bỉ.

Hiện tại Quân đội Đức chủ yếu cố gắng áp dụng kinh nghiệm về các vấn đề trong việc sửa chữa thiết bị trên chiến trường tại "lãnh thổ của họ", đặc biệt là liên quan đến việc bố trí các điểm bảo dưỡng phía sau tiền tuyến.

Theo ý kiến chuyên môn, một mặt báo cáo được mô tả ở trên khó có thể phản ánh đầy đủ và toàn diện về việc Quân đội Đức xem xét lại kinh nghiệm bảo dưỡng vũ khí do nước này sản xuất trong biên chế Lực lượng vũ trang Ukraine.

Mặt khác, điều đáng chú ý ở đây là giới chức quân sự Đức chủ yếu tập trung vào vấn đề "cách sửa chữa" và sau đó mới đến "cách bắn", bước đi của họ cũng bị xem là thiếu thực tế, bởi đôi khi khả năng của vũ khí là quan trọng nhất, vấn đề còn lại là thứ yếu.

Binh sĩ Ukraine gia cố xe tăng Leopard 1.
Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ