Đưa sách đến gần hơn với học trò

GD&TĐ - Bên cạnh thư viện hiện có của trường với hàng ngàn đầu sách phục vụ việc học tập, tham khảo của học sinh (HS), giáo viên, nhằm đưa sách đến gần hơn với HS, mới đây thư viện Trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1, TPHCM đã thực hiện ý tưởng “Sách người bạn tôi”.

Đưa sách đến gần hơn với học trò

Theo đó, ý tưởng nói trên xuất phát từ việc hiện có không ít HS ít đọc sách, phần vì các em học tập bài vở nhiều, một phần vì hầu hết em nào cũng có smartphone, nên thời gian rảnh thường lướt web, vào mạng xã hội.

Chưa kể, không gian đọc ở thư viện chưa thực sự thoải mái, có chút gò bó... Vì vậy, nếu việc mang sách ra sân trường, nơi có không gian đọc thoải mái hơn sẽ thu hút được đông HS hơn.

“Sách người bạn tôi” được trang bị kệ sách, giá treo từ đồ tái chế. Chúng được đặt dưới gốc cây xanh cao lớn ở trong sân trường, vừa mát mẻ vừa gây được sự chú ý của các em HS. Những cuốn sách có được ở trên các kệ sách cũng do các em HS của trường chia sẻ với nhau.

Không gian sách ở sân trường
Không gian sách ở sân trường

Theo cô Phan Thị Thu Thủy, thủ thư của trường, hiện có khoảng hơn 400 cuốn sách được các em HS chia sẻ lẫn nhau. Đó là sách truyện, sách tham khảo, tạp chí…

Bên cạnh các kệ sách, không gian này còn có góc giải trí đặt những bàn cờ vua, cờ tướng để HS có thể cùng nhau thư giãn sau mỗi giờ học.

Học sinh chơi cờ sau giờ học
Học sinh chơi cờ sau giờ học 

Với không gian đọc vượt ra khuôn khổ của thư viện truyền thống… HS có thể vừa đọc sách vừa trò chuyện, chia sẻ với bạn bè của mình về nội dung cuốn sách khiến các em tỏ ra khá thích thú.

Có nhiều em, tranh thủ thời gian đứng chờ ba mẹ đến đón, cũng có thể đọc vài trang sách thay vì cầm điện thoại lướt mạng, chơi game. Đặc biệt, nhiều em chưa đọc hết sách lúc ở trường, mang về nhà đọc và rất tự giác để lại kệ khi đọc xong.

Cô Phan Thị Thu Thủy hi vọng, các đầu sách của " Sách người bạn tôi" sẽ được tăng lên theo cấp số nhân, cũng như niềm đam mê đọc sách của các em HS lớn lên theo mỗi ngày. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.