Đưa cồng chiêng từ bản làng vào trường học

GD&TĐ - Cồng chiêng, múa xoang thường xuất hiện trong lễ hội ở thôn làng. Giờ đây, nét văn hoá truyền thống này vang lên trong các tiết học, hoạt động.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005.

Trong những năm qua, ngành Giáo dục Kon Tum tích cực lồng ghép, đưa văn hoá truyền thống vào dạy học. Đặc biệt, từ khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, Giáo dục địa phương trở thành môn học bắt buộc và được nhiều học sinh yêu thích.

Ông Thái Khắc Hòa, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Kon Tum chia sẻ, những năm qua, ngành Giáo dục thường xuyên lồng ghép dạy cồng chiêng, múa xoang trong trường học. Khi được trải nghiệm, tìm hiểu về bản sắc văn hóa của dân tộc mình hầu hết các em đều yêu thích. Bên cạnh đó, cộng đồng các dân tộc tại thôn, làng phối hợp nhiệt tình với nhà trường để hướng dẫn học sinh đánh cồng chiêng, múa xoang và các tiết mục hát dân ca.

Theo thầy Hòa, những năm qua cứ 2 năm một lần, Phòng GD&ĐT tổ chức “Liên hoan Cồng chiêng-Múa xoang, thi trang phục dân tộc thiểu số”. Đây là dịp để chắp cánh cho năng khiếu và sở trường của học sinh. Từ đó, tạo cơ hội để các em thể hiện và tự hào hơn về bản sắc văn hóa dân tộc mình. Đồng thời, các sở, ngành, địa phương tại tỉnh Kon Tum thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn nhằm tạo sân chơi, cơ hội để các em giao lưu văn hóa, khơi dậy niềm đam mê đối với nhạc cụ truyền thống.

Thông qua chương trình, những đội cồng chiêng đã nghiên cứu, sưu tầm, dàn dựng đặc sắc, tái hiện sinh động, chân thực những lễ hội văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại địa phương. Từ đó, mang lại cho người xem cái nhìn rõ nét về bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc mình, như: Lễ mừng lúa mới của người Bahnar; lễ Pơ Thi (bỏ mả) của người Jrai, hát giao duyên “Yêu nhau”, hát dân ca ru em; hòa tấu đàn T’rưng... Không chỉ vậy, qua các hội diễn, đông đảo nghệ nhân tham gia biểu diễn cồng chiêng, múa xoang, hát dân ca. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy hoạt động bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống đang được cộng đồng và các địa phương tại Kon Tum phát huy hiệu quả.

Tương tự, tại Trường PTDTBT THCS Hai Bà Trưng (xã Sa bình, huyện Sa Thầy, Kon Tum) có 62 học sinh là thành viên đội cồng chiêng, múa xoang của nhà trường.

Cô Đặng Thị Thu Thủy, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho hay, hiện tất cả khối lớp của trường và 4 làng dân tộc thiểu số tại địa phương đều có đội cồng chiêng – xoang. Để có thể gìn giữ, phát triển văn hóa truyền thống trong nhà trường là sự góp sức, hỗ trợ của chính quyền địa phương và già làng.

Cô Thủy cho biết, trong Chương trình GDPT 2018 ngoài dạy văn hóa, mục tiêu giáo dục là nâng cao năng lực, phẩm chất và giá trị truyền thống. Chính vì vậy, việc phát huy bản sắc văn hóa địa phương được nhà trường đặc biệt chú trọng. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ là nét đẹp, mà còn là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đã được UNESCO công nhận. Chính vì vậy, nhà trường tích cực lồng ghép, tổ chức cho học sinh trải nghiệm văn hóa truyền thống vào các buổi hoạt động ngoại khóa.

“Sau 4 năm thành lập đội cồng chiêng, nhà trường thấy những sự thay đổi tích cực từ học sinh và phụ huynh. Các em đã dần yêu thích, đam mê và muốn gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc mình. Không những vậy, phụ huynh cũng rất ủng hộ và tạo điều kiện cho con em được luyện tập”, cô Thủy nói.

STT 5: Chắp cánh ước mơ cho thanh thiếu niên huyện Tu Mơ Rông

Trong buổi gặp mặt, Trung tướng Phạm Tuân cũng dành thời gian giao lưu, trò chuyện với giáo viên, học sinh. Trong niềm vinh dự, phấn khởi, các em đã đặt ra nhiều câu hỏi thú vị dành cho Trung tướng. Chủ yếu là về cơ duyên làm phi công; những khó khăn, gian khổ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; cuộc sống sinh hoạt của con người trên tàu vũ trụ, những dụng cụ Trung tướng mang lên tàu vũ trụ…Buổi giao lưu như giờ học lịch sử chân thực, quý báu đối với học sinh giúp các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích và tự tin hiện thực hóa ước mơ của bản thân.

“Mỗi em đều chọn cho mình một ngành nghề. Tôi mong rằng các em làm sao chọn được ngành nghề đúng với sở trường của mình, đúng khả năng của mình. Nếu như các em có ý chí quyết tâm và năng lực hành động chắc chắn rằng các em làm gì cũng thành công. Từ trở thành người nông dân, người trồng rừng hoặc người kỹ sư, người bác sỹ hoặc là đi lái máy bay thì nếu như có ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn”, anh hùng Phạm Tuân chia sẻ.

Chương trình Chắp cánh ước mơ, cũng như việc tổ chức gặp gỡ với Trung tướng anh hùng Phạm Tuân của huyện Tu Mơ Rông là hoạt động ý nghĩa. Qua đó, tiếp lửa cho các em học sinh phấn đấu phát huy truyền thống hào hùng của dân tộc. Đồng thời hình thành lý tưởng sống cao đẹp để tiếp tục khai thác, phát triển tiềm năng, thế mạnh của quê hương.

Nghệ nhân A Thui (huyện Đăk Hà, Kon Tum) đã "truyền lửa" cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh về giá trị văn hóa dân tộc Rơ Ngao qua việc dạy đánh cồng chiêng, múa xoang và nhiều loại nhạc cụ khác. “Tôi rất vui và tự hào khi nhiều học sinh đam mê văn hoá dân tộc. Ngày nào cũng vậy, các cháu đều tập trung để học hát, đánh cồng chiêng. Nhiều cháu say mê, học đến khuya vẫn không chịu nghỉ nên tôi chuẩn bị chăn, màn cho các cháu ở ngủ lại. Một số cháu lanh lợi, cảm âm tốt nên học nhanh. Mong rằng thế hệ trẻ luôn yêu quý và gìn giữ nét văn hoá truyền thống đặc sắc này".
Nghệ nhân A Thui (huyện Đăk Hà, Kon Tum) đã "truyền lửa" cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh về giá trị văn hóa dân tộc Rơ Ngao qua việc dạy đánh cồng chiêng, múa xoang và nhiều loại nhạc cụ khác.

“Tôi rất vui và tự hào khi nhiều học sinh đam mê văn hoá dân tộc. Ngày nào cũng vậy, các cháu đều tập trung để học hát, đánh cồng chiêng. Nhiều cháu say mê, học đến khuya vẫn không chịu nghỉ nên tôi chuẩn bị chăn, màn cho các cháu ở ngủ lại. Một số cháu lanh lợi, cảm âm tốt nên học nhanh. Mong rằng thế hệ trẻ luôn yêu quý và gìn giữ nét văn hoá truyền thống đặc sắc này".

Học sinh hào hứng học đánh cồng chiêng.
Học sinh hào hứng học đánh cồng chiêng.
Thầy, cô giáo Trường PTDTBT THCS Hai Bà Trưng (xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) trang trí, chuẩn bị đạo cụ để học sinh tập cồng chiêng, múa xoang...
Thầy, cô giáo Trường PTDTBT THCS Hai Bà Trưng (xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) trang trí, chuẩn bị đạo cụ để học sinh tập cồng chiêng, múa xoang...
Học sinh Trường PTDTBT THCS Hai Bà Trưng (xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) biểu diễn cồng chiêng tại Hội chợ Xuân của trường.
Học sinh Trường PTDTBT THCS Hai Bà Trưng (xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) biểu diễn cồng chiêng tại Hội chợ Xuân của trường.
Học sinh tự tin, hào hứng tham gia biểu diễn tại các hội thi, lễ hội.
Học sinh tự tin, hào hứng tham gia biểu diễn tại các hội thi, lễ hội.
Không chỉ học sinh bậc trung học, những em bậc tiểu học cũng nhiệt tình tham gia hội thi về văn hoá trong trường học.
Không chỉ học sinh bậc trung học, những em bậc tiểu học cũng nhiệt tình tham gia hội thi về văn hoá trong trường học.
Nữ sinh nhịp nhàng, uyển chuyển trong điệu múa xoang.

Nữ sinh nhịp nhàng, uyển chuyển trong điệu múa xoang.

Học sinh hoá thân, phục dựng lại nét văn hoá truyền thống.
Học sinh hoá thân, phục dựng lại nét văn hoá truyền thống.
Mừng lúa mới...
Mừng lúa mới...
...và Cúng nước giọt là những lễ hội truyền thống từ nhiều đời nay của các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng.
...và Cúng nước giọt là những lễ hội truyền thống từ nhiều đời nay của các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng.
Nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng của Tây Nguyên, từ năm 2016 đến nay, Hội diễn Cồng chiêng –Xoang học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú, bán trú tỉnh Kon Tum được duy trì 2 năm/lần. Qua đó tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên và học sinh có nhận thức sâu sắc về giá trị văn hóa cồng chiêng. Từ đó, các em có ý thức trách nhiệm gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trước xu thế phát triển của xã hội hiện nay...
Nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng của Tây Nguyên, từ năm 2016 đến nay, Hội diễn Cồng chiêng –Xoang học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú, bán trú tỉnh Kon Tum được duy trì 2 năm/lần. Qua đó tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên và học sinh có nhận thức sâu sắc về giá trị văn hóa cồng chiêng. Từ đó, các em có ý thức trách nhiệm gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trước xu thế phát triển của xã hội hiện nay...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ