Dự thảo Luật Giáo dục ĐH: Thực hiện tối đa bình đẳng công tư

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập cũng có thể phát triển trở thành đại học nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Cùng với cơ chế mới về phân bổ nguồn lực cho giáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả (sửa Điều 12), thực hiện tự chủ đại học và chuyển từ học phí sang giá trong toàn hệ thống… các quy định này sẽ góp phần phát triển các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam trong thời gian tới.

Dự thảo Luật Giáo dục đại học cũng quy định Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đầu tư vào hoạt động giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học (sửa Điều 12).

Dự thảo Luật quy định cơ sở giáo dục đại học được tự chủ sử dụng một phần tài sản vào kinh doanh, cho thuê, liên kết nhằm mục đích phát triển giáo dục đại học, theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển; Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ tài sản được sử dụng theo quy định này.

Tuy nhiên, để thực hiện chủ trương xã hội hóa, không chỉ việc thay đổi các quy định trong Luật giáo dục đại học có thể giải quyết được vấn đề mà quan trọng hơn là cần phải tiếp tục nghiên cứu sửa đổi các quy định có liên quan như đất đai, thuế tín dụng.

Theo Bộ GD&ĐT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.