Dù nhà chật hẹp tới mấy, nhà đất hay chung cư bạn cũng nên trồng ngay cây này

Dù nhà chật hẹp tới mấy, nhà đất hay chung cư bạn cũng nên trồng ngay cây này - tìm hiểu liền nhé.

Dù nhà chật hẹp tới mấy, nhà đất hay chung cư bạn cũng nên trồng ngay cây này
Du nha chat hep toi may, nha dat hay chung cu ban cung nen trong ngay cay nay - Anh 1

Cây đinh lăng còn được dân gian gọi là cây gỏi cá, cây nam dương sâm. Loài cây này rất dễ tìm và có nhiều công dụng ít ai ngờ tới.

Cây đinh lăng được trồng phổ biến ở nước ta làm rau gia vị, làm cảnh hoặc làm thuốc. Danh y Hải Thượng Lãn Ông thậm chí còn gọi cây đinh lăng là cây sâm của người nghèo.

Tác dụng chữa bệnh đã được chứng minh

Qua nghiên cứu và qua thực nghiệm của Viện y học Quân đội, kết quả nghiên cứu đã xác nhận rễ cây đinh lăng có tác dụng làm tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống mệt mỏi, giúp ăn ngon, ngủ yên, tăng khả năng lao động và làm việc bằng trí óc, lên cân và chống độc. Đinh lăng được dùng chủ yếu là phần lá và rễ.

Rễ nhỏ thì dùng cả, nếu rễ to thì dùng phần vỏ rễ. Thái nhỏ, phơi khô chỗ râm mát, thoáng gió để bảo đảm mùi thơm của dược liệu và bảo đảm hoạt chất của rễ. Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5% rồi sao qua, tẩm thêm 5% mật ong, sao vàng thơm. Rễ Đinh lăng có vị đắng, ngọt, tính mát, mùi thơm, không độc có thể dùng để ngâm rượu. Rễ đinh lăng khô, sao khi đã thu hái "không sao tẩm" 150gr tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu có độ cồn từ 35 - 40 độ trong 7 - 10 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5 - 10ml, uống trước bữa ăn độ 30 phút.

Hoặc cũng có thể bào chế thành dạng thuốc bột và thuốc viên. Rễ đinh lăng đã sao tẩm (150gr) tán nhỏ, rây mịn, ngày uống 0,5 đến 1gr. Trộn với mật ong, vo thành viên, mỗi viên độ 0,25 - 0,50gr. Ngày uống 2 - 4 viên chia làm 2 lần, trước bữa ăn độ 30 phút.

Du nha chat hep toi may, nha dat hay chung cu ban cung nen trong ngay cay nay - Anh 2

Ngoài ra, bạn cũng có thể đem rễ đinh lăng đã sao tẩm (10 - 15gr) hãm với nước sôi như hãm với nước chè, uống nhiều lần trong ngày. Nói chung rễ đinh lăng tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng của cơ thể.

Lá đinh lăng được dùng theo kinh nghiệm dân gian, chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Thân cành đinh lăng sắc uống với liều từ 20 - 30gr, chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ (ngủ ngày), cúc tần, cam thảo dây. Đinh lăng còn được dùng để chữa ban sởi, ho ra máu, kiết lỵ.

Trong y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dùng rễ đinh lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú.

Theo Phụ Nữ Today

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ