Dự kiến hàng chục trường ĐH Hàn Quốc sẽ phải đóng cửa hoặc sáp nhập

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Theo nghiên cứu này, tại Hàn Quốc, theo Luật Giáo dục đại học năm 2009 (Higher Education Act), các cơ sở giáo dục đại học tại Hàn Quốc bao gồm: (i) trường đại học (universities); (ii) trường đại học công nghiệp (industrial universities); (iii) trường đại học giáo dục (universities of education); (iv) trường cao đẳng và viện kỹ thuật (colleges and technical institutes); (v) trường đào tạo từ xa, bao gồm trường đại học mở và trường học trực tuyến (open university, cyber university); (vi) viện công nghệ (technology institute); và (vii) các cơ sở đào tạo khác.

Như vậy, nhiệm vụ đào tạo giáo viên chủ yếu là của các trường đại học giáo dục và các khoa giáo dục thuộc các trường đại học.

Trước đây, các quy định quá chặt và sự can thiệp quá sâu từ phía chính phủ khiến hệ thống giáo dục Hàn Quốc không đáp ứng được nhu cầu giáo dục của người dân. Vì vậy, Hàn Quốc đã tiến hành cải cách hệ thống giáo dục theo hướng tiếp cận dựa trên các quy tắc của thị trường.

Trên cơ sở này, Chính phủ bắt đầu nới lỏng các quy định liên quan đến giáo dục đại học. Cụ thể, các trường đại học tư thục sẽ được quyền chủ động hơn trong quá trình tuyển sinh.

Chính phủ cũng bắt đầu sử dụng đánh giá xếp hạng các trường đại học, coi đó là cơ sở để cung cấp các khoản trợ cấp ở mức khác nhau tương xứng với hiệu quả hoạt động của trường.

Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá các trường bao gồm: tỷ lệ sinh viên có việc làm, năng lực tài chính, mức tăng học phí hàng năm, khả năng tiếp nhận sinh viên mới tuyển và tổ chức đào tạo, số lượng giảng viên cơ hữu, cơ sở vật chất đặc biệt cho sinh viên quốc tế.

Căn cứ vào các tiêu chí trên, đến cuối năm 2011, đã có 23 trường được đưa vào danh sách “đen” cần có sự can thiệp của nhà nước và khoảng 27 cơ sở khác cũng đang được xem xét đưa vào danh sách này.

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục Hàn Quốc thì đến năm 2030, sẽ có khoảng 90 trường sẽ phải đóng cửa hoặc sáp nhập.

Đối với các trường công cấp tỉnh và trung ương, dự kiến trong số 31 trường sẽ có khoảng 5 trường được đưa vào danh sách giám sát đặc biệt và sẽ phải cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh từ 5-20%.

Kết quả của quá trình quy hoạch là có đến 36 cơ sở bị đóng cửa trong giai đoạn từ 2011-2013.

“Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực tạo dựng một hệ thống phân bổ ngân sách minh bạch và hiệu quả trong đó các trường đại học, cao đẳng tự chủ, được cạnh tranh và phải cạnh tranh để có được nguồn vốn tối ưu cho phát triển.

Các khoản đầu tư từ ngân sách hiện đều được tiến hành dựa trên công thức và kết quả hoạt động. Chính phủ liên tục giám sát việc các trường hay đơn vị nhận đầu tư có thực hiện các cam kết theo hợp đồng đã ký kết hay không.

Kết quả hoạt động của các trường/đơn vị nhận đầu tư là ưu tiên hàng đầu trong hợp đồng và được đánh giá minh bạch trên cơ sở các tiêu chí định sẵn” – nghiên cứu của Trường ĐHSP Thái Nguyên – cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ