Dự định của 2 chủ nhân nhận Học bổng tiến sĩ hơn 700 triệu đồng

GD&TĐ - Hai nhân vật nhận học bổng tiến sĩ ĐH RMIT năm nay đều công tác trong ngành giáo dục. Hãy xem họ dự định nghiên cứu đề tài gì với học bổng hơn 700 triệu đồng.    

Chị Nguyễn Thị Phượng – Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
Chị Nguyễn Thị Phượng – Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
Từ 2017, hàng năm ĐH RMIT Việt Nam trao Học bổng Tiến sĩ cho phụ nữ nhằm khích lệ nữ giới tham gia vào NCKH nhiều hơn nữa, đặc biệt trong những lĩnh vực như kỹ thuật vốn có ít nhân sự nữ, lĩnh vực kinh doanh nơi phần lớn vị trí lãnh đạo do nam giới nắm giữ. Mỗi suất học bổng sẽ chi trả toàn bộ học phí làm luận văn tiến sĩ toàn thời gian theo thời hạn tiêu chuẩn 3 năm, trị giá hơn 700 triệu đồng (tương đương 30.750 USD).

Nghiên cứu đào tạo liên kết quốc tế

Với hơn 5 năm kinh nghiệm quản lý GD ĐH, chị Nguyễn Thị Phượng – Phụ trách Đào tạo chương trình Liên kết Anh (BCU) của ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh - hy vọng sẽ đẩy mạnh hơn nữa NCKH về lĩnh vực đào tạo liên kết quốc tế.

Được biết chị Phượng tốt nghiệp MBA từ chương trình liên kết quốc tế của ĐH Gloucestershire (Vương quốc Anh). Sau đó, chị có cơ hội nắm giữ nhiều vị trí quản lý cấp cao trong các chương trình liên kết, điều đó giúp chị có được kiến thức toàn diện về lĩnh vực này và là nền tảng hỗ trợ rất nhiều cho nghiên cứu tiến sĩ của mình.

Chị Phượng dự định trong bối cảnh quốc tế hóa lĩnh vực GD ĐH, nghiên cứu chị sẽ thực hiện trong thời gian làm nghiên cứu sinh tại RMIT Việt Nam đi vào phân tích chuyên sâu về ảnh hưởng của mô hình quản lý lên hiệu quả hoạt động của các chương trình liên kết quốc tế ở các trường ĐH Việt Nam. Đồng thời hy vọng kết quả nghiên cứu của mình sẽ hữu ích cho đội ngũ quản lý của các trường ĐH, những người sẽ đưa các chương trình liên kết quốc tế triển khai vào cơ sở.

Chị Nguyễn Thị Vân Anh
Chị Nguyễn Thị Vân Anh 

Giúp doanh nghiệp tìm kiếm thông tin khách hàng

Còn chị Nguyễn Thị Vân Anh, giảng viên Marketing Học viện Tài chính Hà Nội cho biết sẽ dùng học bổng tiến sĩ để đào sâu nghiên cứu mảng marketing số, chú trọng vào hành vi người tiêu dùng. Trong 3 năm tới tại RMIT Việt Nam, chị sẽ tìm hiểu về cách người tiêu dùng kết nối với các kênh bán lẻ dành cho họ và dẫn đến chọn kênh mua hàng như thế nào.

Chị Vân Anh phân tích: “Với môi trường bán lẻ đa kênh – nơi người tiêu dùng có thể tự mua trên mạng và qua các phương thức khác – người tiêu dùng có thể bắt đầu hành trình mua hàng ở một kênh và kết thúc ở kênh khác vì không có ranh giới giữa các kênh này. Trong môi trường như vậy, quan trọng là công ty phải hiểu hành vi người tiêu dùng trong hành trình này để có thể phân bổ nguồn lực tốt hơn”.

Hy vọng nghiên cứu của chị Vân Anh sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao tính hiệu quả của tìm kiếm thông tin và các bước mua hàng của người tiêu dùng nhằm tạo ra trải nghiệm mua hàng tốt nhất cho người tiêu dùng.

Theo Trường ĐH RMIT Việt Nam

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...