“Đột nhập” lãnh địa trầm hương Phúc Trạch

GD&TĐ - Nhắc đến xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) là người ta nghĩ ngay tới loại bưởi thơm ngon, nức tiếng. Thế nhưng cách đây khoảng trên dưới hai mươi năm, do cây bưởi bị già cỗi, thoái hóa nên người dân Phúc Trạch chuyển sang trồng cây dó lấy trầm.

 Khúc gỗ dó được đẽo lớp vỏ gỗ bên ngoài đến khi lộ rõ mạch trầm, người thợ sẽ tỉ mẫn loại bỏ những phần gỗ trắng, gần như chỉ để phần trầm lại.
Khúc gỗ dó được đẽo lớp vỏ gỗ bên ngoài đến khi lộ rõ mạch trầm, người thợ sẽ tỉ mẫn loại bỏ những phần gỗ trắng, gần như chỉ để phần trầm lại.

Độc đáo nghề làm trầm hương

Trầm hương là phần gỗ cây dó bầu chứa nhựa thơm, được ví như “linh khí của trời đất”. Trầm thường được kết thành ở những chỗ cây dó bầu bị kiến, sâu đục, gãy cành, hoặc do người đi địu chém vào rễ hoặc gốc vài nhát, gọi là mở miệng.

Trầm hương có 2 loại tự nhiên và nhân tạo, trầm tự nhiên có giá trị kinh tế cao hơn. Trầm tự nhiên có là do trong quá sinh trưởng cây dó bị một loại sâu đục thân “khoan lỗ” vào tạo ra các vết thương.

Để tự vệ và làm lành vết thương, cây dó tiết ra một loại dầu đặc biệt để bịt các lỗ hổng do sâu tạo ra, dần dần tinh dầu đó tích tụ thành trầm.

Vận dụng điều đó, khi trồng cây dó, người ta đã khoan lỗ vào thân cây, tạo “vết thương” và cho 1 loại hóa chất đặc biệt vào đó để tạo trầm. Trầm nhân tạo vì thế có giá thấp hơn trầm tự nhiên. Thế nhưng so với các loại cây trồng khác thì giá trị kinh tế của nó vẫn cao hơn hàng chục lần.

Còn để hoàn thiện một sản phẩm, phải qua rất nhiều công đoạn. Khúc gỗ dó được đẽo lớp vỏ gỗ bên ngoài đến khi lộ rõ mạch trầm, lúc đó, người thợ dùng dủm (dụng cụ gọt gỗ) loại bỏ những phần gỗ trắng, gần như chỉ để phần trầm lại. Mạch trầm muôn hình vạn trạng nên đòi hỏi người thợ phải hết sức khéo léo để không phạm vào áo trầm. Với những mạch trầm uốn lượn như trôn ốc, họ phải tỉ mẩn dùng móc nhỏ nạo từng chút gỗ.

Mang lại giá trị kinh tế cao

Sản phẩm được trưng bày bắt mắt và niêm yết giá công khai.

Sản phẩm được trưng bày bắt mắt và niêm yết giá công khai.

Chỉ tính sơ qua, lá cây trầm làm thuốc, mụn gỗ từ việc chế tác và những cây có sản lượng trầm ít dùng để làm hương, thì những người chế tác trầm mỗi năm đều có nguồn thu nhập “khủng”. Trước đây, sản phẩm chế tác của làng trầm xuất ra nước ngoài, nhưng nay, khi đời sống người dân ngày càng được nâng lên, thị trường tiêu thụ trong nước cũng rất tiềm năng.

Để có một cặp trầm dó, rẻ nhất cũng đến chục triệu đồng. Khách hàng muốn sở hữu cộc cao lớn và đẹp, nhiều dó sẽ phải trả số tiền nhiều hơn, từ 50 đến hàng trăm triệu đồng; thậm chí có những cây được gọi là “cây gia bảo” lên đến tiền tỷ.

Chị Võ Thị Nga, Chủ HTX Thọ Nga cho rằng, theo quan niệm dân gian, các vật phẩm dó trầm đắt giá để trong nhà sẽ xua đuổi tà khí, mang lại sức khỏe, may mắn, tài lộc cho gia đình. Nhiều khách hàng từ Hà Nội, Huế, Sài Gòn thậm chí người nước ngoài cũng sẵn sàng chi cho những món trầm đắt tiền để đặt trong nhà lấy may hoặc mang đi biếu, tặng.

Giá bán của trầm hương rất đa dạng từ vài triệu đến vài trăm triệu hay tiền tỷ cũng có tùy vào chất lượng trầm. Ngoài ra, phần xác tỉa từ giác gỗ dó bầu cũng được tận dụng bán cho người làm nhang, nấu dầu, nước hoa với giá 500.000 đồng/kg”, chị Nga cho biết thêm.

Ông Nguyễn Trọng Hoài Trưởng phòng NN - PTNT huyện Hương Khê cho biết: “Theo thống kế sơ bộ thì toàn huyện Hương Khê hiện có gần 600 ha dó trầm, chủ yếu là ở xã Phúc Trạch. Dù đây là cây đang mang lại giá trị kinh tế cao, nhưng rút kinh nghiệm từ các bài học của một số địa phương nên huyện vẫn rất thận trọng, chưa khuyến khích dân trồng loại cây này. Huyện đang chỉ đạo các địa phương giám sát kỹ, không cho chặt bỏ các cây trồng phù hợp khí hậu từ trước để trồng dó trầm. Bởi, nếu trồng ồ ạt dó trầm sẽ làm hỏng cơ cấu cây trồng hiện tại”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.