Nhiều người vẫn nghĩ Đồng cảm chỉ đơn thuần là khi chúng ta có những hoàn cảnh giống nhau, trải qua những thứ cảm xúc giống nhau, chúng ta hiểu những người xung quanh đã phải trải qua những gì và dành tình cảm để bù đắp cho họ.
“ Một cậu thanh niên 24 tuổi mới đi làm đã từng trải qua thời sinh viên đi phát tờ rơi 10 nghìn 1 tiếng. Để rồi mỗi lần đi đến ngã tư cậu ta lại cố xin cả nắm để giúp những người đồng nghiệp nhanh hết để được về nhà ”.
“ Một giám đốc công ty lớn đã từng trải qua những năm tháng đi bưng bê quán cà phê 14 nghìn 1 tiếng. Vì vậy, mỗi khi vào quán, ông thường gọi ngay ở bàn lễ tân và luôn luôn để vỏ hướng dương vào một góc gọn gẽ thay vì cắt và vứt xuống nền nhà ”.
“ Một thầy giáo từng trải qua những năm tháng học hành vất vả vì bài tập và đồ án luôn cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho những cậu sinh viên của mình hoàn thành tốt bài tập và đồ án ”.
“ Một người mẹ chồng từng trải qua những ngày tháng gian nan, được mẹ chồng của mình yêu thương hết mực thì cũng sẽ yêu quý cô con dâu của mình như con gái ”.
“ Một anh tài xế từng chứng kiến cảnh người thân bị mất vì tai nạn giao thông do người khác đụng phải sẽ luôn tuân đi đúng và an toàn nhất ”…
Hàng ngàn ví dụ ở quanh ta để chúng ta thấy được điều đó. Chúng đa đồng cảm và hành động vì chúng ta cảm nhận được những thứ tình cảm mà người khác phải trải qua. Là vất vả, gian nan, là đau thương mất mát, hay đôi khi là hạnh phúc ngập tràn. Chúng ta sẵn sàng hiểu cho người khác khi chính chúng ta đã thật sự trải qua.
Nhưng, có thật sự như vậy đã là đủ ? Trên thế giới này, đâu phải ai cũng từng đi phát tờ rơi, đâu phải ai cũng từng đi làm phục vụ ? Hàng tỷ người ngoài kia sẽ có bao nhiêu người là giám đốc, bao nhiêu người là thầy giáo và bao nhiêu người là tài xế ? Nói như thế để hiểu, nếu chỉ ngồi chờ sự đồng cảm đến khi chúng ta đã thật sự trải qua nó chẳng phải là quá muộn hay sao. Tại sao chúng ta không tìm sự đồng cảm từ những ví dụ của những người quanh ta, hay tuyệt vời hơn nữa là tự đặt mình vào địa vị của người khác mà sống có văn hóa, thật sự chân thành và lương thiện, đôi khi là quá lương thiện. Như thế, sự đồng cảm sẽ đến dễ dàng hơn rất nhiều.
“ Chúng ta là bất kì ai, chúng ta thừa biết việc đi phát tờ rơi chả được bao nhiêu tiền mà lại vô cùng vất vả, chúng ta hãy cứ giúp cậu sinh viên kia, biết đâu sau những tờ giấy kia là cả một tương lai rộng mở, là cả một nhân tài của quốc gia ”.
“ Chúng ta là bất kì ai, chúng ta hãy luôn gọi đồ ngay khi vào quán, hãy luôn để gọn vỏ hướng dương, hãy tưởng tượng đằng sau cái tạp dề kia là một cậu thanh niên đang cố gắng từng ngày để nuôi ước mơ làm cô giáo của cô em gái ”.
“ Chúng ta là thầy giáo thì chúng ta hãy luôn cố gắng tạo những điều kiện tốt nhất cho sinh viên của mình để chúng có thể trở thành những người có ích, chúng thành một nhân vật nào đó có tầm cỡ hay chỉ đơn thuần là người có ích, chúng ta sẽ được xã hội tôn vinh ”.
“ Chúng ta mẹ chồng thì chúng ta hãy luôn dành tình cảm cho con dâu của mình vì đó đơn giản là người thương yêu nhất của người chúng ta thương yêu nhất. Hạnh phúc khi ấy sẽ là nhìn thấy người ta yêu thương hạnh phúc ”.
“ Chúng ta là tài xế thì hãy luôn lái xe an toàn và cẩn trọng. Người chúng ta đâm phải biết đâu đang là trụ cột của cả một gia đình hạnh phúc nào đó.
Chúng ta là bất kì ai, với bất kì hoàn cảnh nào, chỉ cần một lần thử đặt mình vào vị trí của người khác, cố gắng tưởng tượng những gì người khác phải trải qua, sự đồng cảm sẽ đến, dù là ít hay nhiều. Với những người bên cạnh chúng ta, đôi khi, đồng cảm không hẳn là phải đặt mình vào mà tưởng tượng mình đang trải qua, đôi khi chỉ là ở bên, lặng yên và lắng nghe.
Hay đôi khi đơn giản bạn chỉ cần sống đẹp, sống có văn hóa, sống chân thành và lương thiện, người khác sẽ cảm thấy sự đồng cảm từ bạn. Chúng ta cảm thấy sự đồng cảm từ những người xung quanh, chúng ta lại cố gắng hiểu và đồng cảm với người khác, tình yêu thương cứ thế nhân ra, xã hội này sẽ thật sự hoàn hảo. Một xã hội mà người với người sống với nhau bằng sự yêu thương.