Đơn vị trao bằng “Giáo sư âm nhạc” cho ca sĩ Ngọc Sơn bị yêu cầu giải trình

GD&TĐ - Sáng 23/8, trước những ý kiến bất bình từ dư luận xung quanh việc Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam tặng bằng khen cho ca sĩ Ngọc Sơn với danh xưng “Giáo sư âm nhạc”, Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu Hội giải trình trước ngày 25/8.

Đơn vị trao bằng “Giáo sư âm nhạc”  cho ca sĩ Ngọc Sơn bị yêu cầu giải trình

Phía Bộ Công Thương cho biết thêm, Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 992/QĐ-BNV ngày 3/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và tổ chức hoạt động theo Điều lệ đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 244/QĐ-BNV ngày 21/3/2014.

Theo đó, Hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc và chịu sự quản lý Nhà nước của các bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, trong đó có Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật. Bộ Công Thương nhấn mạnh, ngay khi nhận được báo cáo từ Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam sẽ thông tin cụ thể tới truyền thông, khán giả.

Trước phản ứng của dư luận, ông Lê Ngọc Dũng - Chủ tịch Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam người ký quyết định tặng bằng khen – khẳng định, Hội không tự phong danh hiệu Giáo sư cho Ngọc Sơn, mà là nam ca sĩ tự khai như vậy. Hội ghi đúng như phần chức vụ mà Ngọc Sơn đã khai trong đơn xin gia nhập Hội. Cũng theo ông Dũng, nếu cần thiết Hội sẽ rút lại bằng khen với ca sĩ Ngọc Sơn.

Nói về quy trình phong chức danh Giáo sư, GS. TSKH Trần Văn Nhung - Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước - cho biết: Việc chức danh Giáo sư là một học hàm do Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước và Bộ GD&ĐT quyết định dựa trên các công trình nghiên cứu của một cá nhân.

Nếu cá nhân được các trường ĐH có uy tín ở nước ngoài phong học hàm Giáo sư có nguyện vọng đặc cách và công nhận là Giáo sư tại Việt Nam phải có hồ sơ, sơ yếu lý lịch có nguyện vọng gửi về Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước. Sau đó, hội đồng sẽ lấy ý kiến hội đồng chuyên ngành và sau đó sẽ quyết định.

Theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg, người được công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung: Có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo theo quy định; Có bằngTtiến sĩ từ đủ 36 tháng trở lên từ ngày có quyết định cấp bằng...; có đủ số công trình khoa học quy đổi theo quy định của Bộ trưởng GD&ĐT, trong đó ít nhất 50% số công trình khoa học quy đổi từ các bài khoa học và 25% số công trình khoa học quy đổi được thực hiện trong 3 năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ...; có báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ dưới dạng một công trình khoa học tổng quan được viết như một bài báo khoa học trình bày ý tưởng khoa học...; sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh...

Liên quan đến sự việc, báo GD&TĐ số ra ngày 23/8 đã có bài viết: Xung quanh việc ca sĩ Ngọc Sơn được phong danh… “Giáo sư âm nhạc”. Trên các trang mạng xã hội, dư luận cũng bày tỏ bất bình về sự “ngộ nhận” của cả ca sĩ Ngọc Sơn lẫn Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.