Khó khăn tìm việc làm mới
21 người đều đã được nhà trường ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, nay bị chấm dứt hợp đồng từ ngày 01/11/2019 cho đến ngày 30/6/2020. Đa số trong số đó là cán bộ các phòng ban như: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Đào tạo - Công tác sinh viên, Phòng Cơ sở vật chất, Phòng Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế… và Khoa Hội họa, Khoa Mỹ thuật ứng dụng.
Ông Hồ Triều, nhân viên bảo vệ 22 năm ở nhà trường ĐH Nghệ thuật Huế tâm sự, khi từng làm việc hai mươi mấy năm nay, cả thời thanh xuân của tôi đã gắn bó ở ngôi trường này, giờ trường thông báo cho nghỉ, không biết làm việc gì khi tuổi nay đã cao.
“Tôi vào đây là năm 1995, đến hiện giờ là đúng 24 năm, tôi nghe thông báo nghỉ nên rất bức xúc. Quy định của nhà nước 45 tuổi là họ không nhận nữa, hiện giờ tôi 52 tuổi”- ông Triều chia sẻ.
Tương tự hoàn cảnh ông Triều, một giảng viên thuộc khoa Hội họa, trường ĐH Nghệ thuật - ĐH Huế bức xúc cho biết: Bản thân đã mất rất nhiều thời gian lẫn công sức, tiền bạc để đi học Thạc sĩ ở Thái Lan với hy vọng sẽ được gắn bó công việc lâu dài với nhà trường. Tuy nhiên, sau khi học xong, vừa trở về lại trường thì bị nhà trường đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
Một buổi bảo vệ bảo vệ đồ án của sinh viên nhà trường |
Nhiều năm gần đây, trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế tuyển sinh đầu vào thấp, không đủ chỉ tiêu. Với cơ chế tự chủ thu chi, nhà trường đã có những thời điểm phải nợ tiền lương giảng viên, cán bộ.
Ông Đỗ Xuân Phú, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Nghệ thuật – ĐH Huế cho biết, hiện số cán bộ công nhân viên của trường hiện có 101 người. Riêng khoản tiền trả lương mỗi năm đã hơn 8 tỉ đồng, 23 nhân viên hợp đồng dài hạn mỗi năm phải chi trả hơn 1,2 tỉ đồng. Tuy vậy, nguồn thu từ học phí chỉ mỗi năm chỉ đạt 2,4 tỉ đồng, cộng với 6,5 tỉ đồng nguồn tiền từ ngân sách thì không đủ chi.
Một buổi bảo vệ đồ án của sinh viên trường ĐH Nghệ thuật –ĐH Huế |
Chỉ khoa Mỹ thuật ứng dụng tuyển được 218 sinh viên với 20 giảng viên. Khi ra quyết định trên, trường đã tổ chức họp để nghe ý kiến của cán bộ công nhân viên, sau đó có văn bản gửi Đại học Huế với nội dung mượn quỹ lương của biên chế để tạm chi trả cho người hợp đồng lao động, nhưng Đại học Huế trả lời rằng không thể rút tiền biên chế chi cho giáo viên hợp đồng được.
Cuối cùng, chúng tôi thống nhất việc cắt giảm này theo lộ trình thời gian cụ thể vì giáo viên nhiều hơn sinh viên, nên việc chấm dứt hợp đồng đối những trường hợp này cũng không ảnh hưởng đến chất lượng của nhà trường", ông Phú giải thích thêm.
Không ảnh hưởng đến việc giảng dạy của nhà trường
Thông báo đơn thương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn kèo theo danh sách đính kèo 21 cán bộ, nhân viên của trường ĐH Nghệ thuật Huế |
Nhiều năm liền vì tuyển sinh ngày càng giảm, làm ảnh hưởng đến tài chính của trường. Trước đây, ban giám hiệu phải tự cầm giấy quyền sử dụng đất cá nhân để vay ngân hàng nhằm giải quyết việc này. Bên cạnh đó, Đại học Huế cũng có chủ trương gộp một số trường, khoa trực thuộc Đại học Huế lại với nhau, nhưng theo ông Phú, Đại học Nghệ thuật mang tính đặc thù riêng nên việc sáp nhập này rất khó khăn, chưa kể nếu sát nhập Đại học Nghệ thuật sẽ là gánh nặng cho các khoa khác.
Theo nhiều giảng viên thuộc thế hệ “kỳ cựu” ở Trường ĐH Nghệ thuật, việc đột ngột chấm dứt hợp đồng cùng lúc một loạt giảng viên, cán bộ liệu thời gian quá sớm, bởi lẽ trong số 21 cán bộ có 7 thạc sĩ. Khi nhà trường giữ lại các giảng viên này ở lại trường họ cũng phải chạy vạy đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ, hoặc tu nghiệp nước ngoài mới quay trở trường về dạy cho sinh viên.
Ông Đỗ Xuân Phú, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Nghệ thuật Huế giải thích do khó khăn về tài chính nên nhà trường buộc phải chấm dứt HĐLĐ |
Lỗi ở đây không phải của người lao động, vấn đề nhà trường đã sử dụng như thế nào. Ngoài ra đã tuyển dụng phải lo sử dụng lao động. Nếu cho nghỉ việc, thôi việc phải có tiến độ, không thể làm một lúc liền mạch và đồng loạt như thế. Bởi lẽ tái cơ cấu không có nghĩa là dẹp bỏ hết. Một số giảng viên Trường ĐH Nghệ thuật Huế nêu ý kiến, BGH cần phải làm một bảng điểm rất cụ thể.
Đơn cử như cán bộ nào có thâm niên công tác, đảm nhận vị trí nào đang còn cần cho trường, hoặc không cần thì cứ tích lũy điểm. Công khai số điểm này, để rồi người nào ít điểm thì chấm dứt hợp đồng trước. Như vậy cán bộ có bị chấm dứt hợp đồng cũng cảm thấy thoải mái.
Ông Phú còn trao đổi thêm, có thời điểm các thành viên trong Ban Giám hiệu của nhà trường buộc phải mang giấy tờ nhà đất của gia đình thế chấp ngân hàng vay tiền trả lương cho cán bộ, nhân viên của mình. Và đến thời điểm hiện tại, nhà trường không thể tiếp tục trả lương nên buộc phải chấm dứt HĐLĐ với những trường hợp nói trên. Tuy nhiên việc làm này hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc giảng dạy, đào tạo sinh viên của trường.