Đòn đáp trả cực mạnh khi công nhận NATO trực tiếp tham gia xung đột?

GD&TĐ - Điện Kremlin đã công nhận sự tham gia trực tiếp của NATO vào cuộc chiến đang diễn ra tại Ukraine.

Đòn đáp trả cực mạnh khi công nhận NATO trực tiếp tham gia xung đột?

Thư ký báo chí Điện Kremlin, ông Peskov lưu ý rằng tình trạng này là một thực tế mới mà Nga sẽ phải đối phó trong tương lai.

Mới đây Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng “Ukraine có quyền tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga”, đặc biệt khi một số đồng minh đã dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến sử dụng vũ khí và giờ là lúc dỡ bỏ một vài giới hạn khác.

Khi được hỏi Nga nhìn nhận những lời nói trên như thế nào, ông Peskov nhấn mạnh rằng tuyên bố của Tổng thư ký Stoltenberg không thể là quan điểm cá nhân, vì ông ấy là nhân vật quan trọng.

Ông Peskov khẳng định từ lâu NATO đã trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột và nhấn mạnh Quân đội Nga biết phải làm gì khi đang tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt để ngăn chặn mọi mối đe dọa.

Người phát ngôn của Tổng thống Nga nói rõ họ và NATO đang đối đầu trực tiếp. Điều này tạo ra một thực tế địa chính trị mới, trong đó phương Tây tích cực thúc đẩy cuộc xung đột bằng cách hỗ trợ Ukraine và giúp Kyiv có những hành động chống lại Nga.

Chính sách như vậy không chỉ đe dọa sự ổn định trong khu vực mà còn gây ra rủi ro toàn cầu cho toàn bộ hệ thống an ninh quốc tế.

Thư ký báo chí Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov đã đưa ra tuyên bố quan trọng về xung đột Nga - NATO.

Thư ký báo chí Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov đã đưa ra tuyên bố quan trọng về xung đột Nga - NATO.

Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khi bình luận về tuyên bố của ông Stoltenberg nói rằng Tổng thư ký NATO đã vượt quá quyền hạn của mình.

Ông Lavrov lưu ý rằng Tổng thư ký Stoltenberg đã bị chính các thành viên NATO phản đối. Chẳng hạn, Ngoại trưởng và Phó Thủ tướng Ý Antonio Tajani cho rằng Ukraine chỉ nên sử dụng vũ khí phương Tây trong lãnh thổ của mình.

Điện Kremlin nhấn mạnh NATO có liên quan đến cuộc xung đột Ukraine. Điều này khiến liên minh trở thành một bên trong cuộc xung đột và làm gia tăng căng thẳng. Về phần mình, Nga sẵn sàng đối thoại và giải quyết hòa bình, nhưng sẽ không có những nhượng bộ đe dọa đến chủ quyền và an ninh.

Tuyên bố của ông Stoltenberg đã gây ra phản ứng không chỉ ở Nga mà còn giữa các thành viên NATO. Những tuyên bố về khả năng tấn công vào lãnh thổ Nga đe dọa không chỉ mối quan hệ với Moskva mà còn cả sự gắn kết nội bộ của liên minh.

Những bất đồng trong NATO, như Ngoại trưởng Ý đã chứng minh, nhấn mạnh rằng không phải tất cả các nước thành viên đều sẵn sàng ủng hộ bước đi cấp tiến như vậy.

Ngoại trưởng Tajani nhấn mạnh vũ khí phương Tây chỉ được Ukraine sử dụng trong lãnh thổ của mình. Điều này chứng tỏ có sự phản kháng trong nội bộ NATO trước xung đột ngày càng gia tăng và căng thẳng leo thang. Bất đồng như vậy sẽ làm suy yếu và cản trở việc hoạch định chiến lược của liên minh.

Pháp thử tên lửa hạt nhân ASMP-A nhằm đáp trả cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật Nga - Belarus.

Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.