GS.TS Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Kinh tế quốc dân, thànhviên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ - cho biết như vậy tại tọa đàm "Đốithoại về thể chế kinh tế thị trường Việt Nam" do Trường ĐH Kinh tế quốcdân tổ chức ngày 29/7.
Đồngtình với quan điểm này, theo chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trungương - với Việt Nam, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cókhác biệt với kinh tế thị trường hiện đại là vai trò của nhà nước nhiều hơn,tốt hơn trong phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội.
Dođó, cho rằng, đổi mới kinh tế trong giai đoạn đến năm 2030 là việc tiếp tụcthực hiện các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế thị trườnghiện đại, đầy đủ theo các chuẩn mực được quốc tế thừa nhận, trong đó, trọng tâmlà việc thay đổi vai trò, chức năng của thị trường và quan hệ giữa Nhà nước vàthị trường. Ngoài ra, cần giải pháp giúp thị trường hoạt động đầy đủ,không méo mó, không sai lệch.
Còn theo PGS.TS Bùi Đức Thọ - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, khi nền kinh tế càngphát triển, mối quan hệ giữa tự do kinh tế và tăng trưởng kinh tế ngày càng chặtchẽ hơn. Điều này có hàm ý rất rõ với Việt Nam hiện nay, do nền kinh tế của ViệtNam sắp vượt qua ngưỡng phát triển trung bình thấp. Vì thế, đã đến lúc Việt Namphải quan tâm đến các chỉ số về tự do kinh tế như là thước đo cho sự phát triểnnền kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam.
"Hyvọng thông qua tọa đàm này, một sự kiểm định toàndiện về sự phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam thông qua chỉ số EFWsẽ giúp chúng ta chuẩn đoán những thách thức và cơ hội hội cho sự phát triểnkinh tế thị trường ở Việt Nam trong thời gian tới" - PGS.TS Bùi Đức Thọ chia sẻ.
Phântích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nền kinh tế thị trường tại Việt Namtrong mối tương quan với các quốc gia khác dựa trên bộ chỉ số Economic Freedomof the World (EFW) do Fraser Institute của Canada xây dựng, các chuyên gia tạitọa đàm chỉ ra khi nền kinh tế càng phát triển, mối quan hệ giữa tự do kinh tếvà tăng trưởng kinh tế ngày càng chặt chẽ hơn. Trên thực tế, nhiều nghiên cứutrên thế giới đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa mức độ tự do kinh tế, mức độcủa kinh tế thị trường với sự thịnh vượng của quốc gia.
Có thể nói, trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị xây dựng Chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến 2045, việcđánh giá nền kinh tế thị trường Việt Nam là một trong những nội dung quan trọngvà có ý nghĩa.
Tại tọa đàm, các chuyên gia đã đưa ra nhiều nghiên cứu trongđó tập trung về các vấn đề cấp thiết, cải thiện môi trường kinh doanh, kinhnghiệm vượt bẫy thu nhập trung bình cho Việt Nam, khuyến nghị chính sách để cảithiện bộ chỉ số EFW, qua đó đẩy nhanh quá trình phát triển nền kinh tế thị trườngViệt Nam.