Đổi thay từ những phong trào thi đua

GD&TĐ - Với mục tiêu tất cả vì chất lượng giáo dục toàn diện, sự cố gắng không biết mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Mầm non Thuận Đức (Đồng Hới – Quảng Bình) thông qua các cuộc thi đã thúc đẩy phong trào nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy, học tập, làm đồ dùng, đồ chơi… nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Giáo viên trường Mầm non Thuận Đức trong một giờ lên lớp
Giáo viên trường Mầm non Thuận Đức trong một giờ lên lớp

Trên tinh thần của chủ đề năm học, gắn với việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua với mục tiêu tất cả vì chất lượng giáo dục toàn diện. Hằng năm, Trường Mầm non Thuận Đức đã phát động và thực hiện các phong trào thi đua trong toàn đơn vị một cách có hiệu quả. Các phong trào thi đua trong nhà trường phải lấy nhiệm vụ chính trị làm nội dung, lấy chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc - giáo dục trẻ làm tiêu chuẩn để phấn đấu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hưởng ứng phát động thi đua, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn đề cao trò trách nhiệm, tự lực, tự cường, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực sư phạm và phẩm chất đạo đức nhà giáo. Toàn thể giáo viên, nhân viên luôn nỗ lực, phấn đấu, yêu nghề, mến trẻ và không ngừng cố gắng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nội dung của các cuộc vận động, phong trào thi đua được gắn liền với các hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức đoàn thể trong nhà trường bằng những việc làm thiết thực, cụ thể.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thuận Đức chia sẻ: Phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” là phong trào thi đua trọng tâm nhất trong nhà trường, được phát động thi đua sâu rộng trong toàn trường, vận động đội ngũ cán bộ, đoàn viên, lao động và học sinh luôn hăng hái, tích cực tham gia.

Hằng năm nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động, phối hợp với các tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các phong trào “Hai giỏi”, phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Tổ chức các Hội thi: “Giáo viên dạy giỏi”, “Cô chế biến giỏi”, “Làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên”, “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường. Khơi dậy phong trào nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy, học tập, làm đồ dùng, đồ chơi… đối với giáo viên và xây dựng được nhiều hạt nhân điển hình cho hoạt động chung toàn trường, tiêu biểu có các cán bộ, giáo viên như cô Phạm Huyền, Đỗ Huyền, Trâm, Hoa, Giang, Thuận, Hoà, Thanh Hà…

Nhà trường luôn chú trọng việc tổ chức các hoạt động thao giảng để giáo viên có thể bộc lộ khả năng của mình, giúp việc ứng dụng CNTT vào dạy học một cách hiệu quả, lượng kiến thức các cô giáo chuyển tải đến trẻ rất phong phú, đa dạng. Phong trào thao giảng thực sự trở thành một phong trào thi đua sôi nổi trong nhà trường, có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy học.

Để đạt được kết quả đó, nhà trường đã phối hợp với chuyên môn chỉ đạo và vận động cán bộ, đoàn viên tham gia thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, tập trung xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

Đội ngũ cán bộ và đoàn viên đã nhận thức đúng đắn về cuộc vận động; đa số cán bộ, đoàn viên đồng tình và hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với tình hình hoạt động của nhà trường. Tập trung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, hình thành ở trẻ các tố chất mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động, thân thiện với mọi người xung quanh, lễ phép trong giao tiếp, ứng xử thông qua các hoạt động như: “Bé với các trò chơi dân gian”, “Ngày hội thể thao", “Ngày hội đọc sách”... Phụ huynh học sinh đã hiểu được mục tiêu, ý nghĩa cuộc vận động, đồng thuận và tạo điều kiện hỗ trợ nhà trường trong việc triển khai thực hiện cuộc vận động này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.