“Đổi rác lấy quà” dự án ý nghĩa vì môi trường

GD&TĐ -Xuất phát từ mong muốn thay đổi ý thức của mọi người về bảo vệ môi trường, tái sử dụng và phân loại, hạn chế rác thải, một nhóm bạn trẻ tại TP.HCM đã cùng nhau thành lập nên dự án "Đổi rác lấy quà-DoRaLaQua”.

Những món quà nhỏ của DoRaLaQua tặng cho những người tham gia dự án
Những món quà nhỏ của DoRaLaQua tặng cho những người tham gia dự án

Giấy, chai lọ, quần áo cũ... là những thứ mà bất kì ai cũng có, khi mình không còn sử dụng thì chúng ta nên tạo ra một vòng xoay, vòng đời cho nó. Ví dụ quần áo cũ, bạn mặc không hết, lỗi thời, để lâu bị chật, bạn có thể chia sẻ cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn sử dụng, việc làm ấy sẽ giúp tái lập vòng đời cho đồ vật, giúp nó không còn trở thành rác nữa. Nhân viên của "DoRaLaQua" sẽ giúp bạn tái lập vòng đời cho rác của bạn, mang đến vùng cao, vùng khó khăn…”, người sáng lập dự án chia sẻ.

Nhiều bạn học sinh ở thành phố có điều kiện khá giả, sách giáo khoa sau khi học xong thường không sử dụng lại, trong khi rất nhiều bạn nhỏ ở vùng cao, không đủ điều kiện mua sách vở. Vô hình chung những quyển sách quý giá ấy sẽ không được tái sử dụng, không mang giá trị lâu dài, sau khi gom đủ số lượng sách còn sử dụng được, nhân viên của DoRaLaQua sẽ trao tặng cho các trẻ em có điều kiện khó khăn tái sử dụng, những quyển SGK sẽ trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều.

Dự án được lan toả nhanh thông qua cộng đồng mạng.Ảnh minh hoạ
 Dự án được lan toả nhanh thông qua cộng đồng mạng.Ảnh minh hoạ

Từ khi ấp ủ và chuẩn bị dự án cùng bạn bè, những thành viên của DoRaLaQua đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ cộng đồng, nhiều người khi biết đến dự án, đã tài trợ quà tặng để nhân viên trao cho những người đổi rác, hay mang rác đến tận nơi để đổi cho nhân viên, thậm chí có cả những người đặt "shiper" giao quần áo cũ, không còn sử dụng đến cho DoRaLaQua với mong muốn số quần áo cũ ấy sẽ đến được tay của những người thực sự cần.

Khác với những hoạt động bảo vệ môi trường chỉ diễn ra theo "mùa", những người sáng lập ra DoRaLaQua đã chuẩn bị kế hoạch, bước đi lâu dài cho việc xây dựng một hệ sinh thái tái sử dụng rác, giảm thiểu về số lượng và tăng về giá trị sử dụng cho rác thải cũ.

Những nhân viên, cộng tác viên của dự án sẽ thu gom theo hai hình thức đó là online và offline. Khách muốn đổi rác theo hình thức online sẽ hẹn nhân viên đến đổi rác lấy quà tại nhà vào tất cả những ngày trong tuần. Song song với online, DoRaLaQua sẽ thường xuyên tổ chức các TrashBank - Địa điểm đổi rác lấy quà cố định tại TP.HCM. Khi đổi rác, khách sẽ  nhận được một món quà nhỏ ví dụ như: ống hút giấy, ống hút bột, một chậu cây nhỏ hay đôi khi là một lời cảm ơn chân thành vì hành động ý nghĩa của họ. 

Nhân viên của DoRaLaQua sẽ ưu tiên di chuyển bằng xe đạp, mang lại sự thân thiện và lan tỏa hành động bảo vệ môi trường đến mọi người. Chỉ mới đi vào hoạt động trong vài ngày, dự án đã thu hút được hàng nghìn lượt quan tâm trên mạng xã hội, hệ thống tin nhắn, gọi thoại tràn ngập những cuộc hẹn đổi rác tại nhà, có những bạn ở tận phía bắc đã gọi điện mong muốn được "đổi rác lấy quà" - người sáng lập dự án cho biết.

Những hoạt động đổi rác để lấy quà tặng không phải mới lạ tại Việt Nam, nhưng hầu hết trong số đó chỉ mang tính thời điểm, địa bàn hạn hẹp, không duy trì lâu dài. Trước khi chính thức "trình làng", DoRaLaQua đã trải qua khoảng thời gian xây dựng hệ thống, kế hoạch và bước đi rõ ràng cho từng giai đoạn cụ thể, trong thời gian tới DoRaLaQua sẽ hướng đến hơn 1.000 địa điểm trải dài trên khắp toàn quốc để giúp những người có mong muốn "đổi rác lấy quà" sẽ dễ dàng tiếp cận hơn.

DoRaLaQua sẽ là cầu nối, đưa được những loại "rác" mà những người khó khăn thực sự cần, đến với tay của họ. "Rác" của người này đôi khi "tài sản" của nhiều người khác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...