Đổi mới là cần thiết, nhưng cần cân nhắc kỹ

Đổi mới là cần thiết, nhưng cần cân nhắc kỹ
(GD&TĐ) - Nghiên cứu kỹ đề xuất phương án tuyển sinh riêng của 4 trường: ĐH Quang Trung, ĐH Phan Chu Trinh, ĐH Yersin và ĐH Trưng Vương thay vì tổ chức thi tuyển hay lấy điểm sàn kỳ thi 3 chung để xét tuyển, các trường này xây dựng đề án tuyển sinh riêng dựa vào kết quả học tập 3 năm trung học phổ thông và kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT tôi cho rằng, ở một góc độ nhất định cũng có cái hay, nhưng xét với điều kiện Việt Nam thì còn nhiều bất lợi. 
Ông Minh Tư
Ông Nguyễn Minh Tư - Phòng Tổ chức cán bộ - Công tác chính trị Trường ĐH Sư phạm Thể dục, Tthể thao Hà Nội
Bởi bản chất chung của giáo dục phổ thông là mặt bằng dân trí, khác hẳn với giáo dục ĐH. Nếu chỉ quan tâm đến việc tuyển đủ chỉ tiêu, phương án này có thể giúp trường cải thiện số lượng đầu vào nhưng nếu tuyển cả những người không đủ khả năng vào học rồi lại bị loại ra hoặc kéo dài thời gian học tập thì sẽ gây lãng phí lớn cho xã hội.
Chi phí lúc này là quá cao, vì vậy vẫn cần thi đầu vào để sàng lọc ngay từ đầu, tránh phát sinh những chi phí. 
Dẫu biết rằng việc giảm bớt các kỳ thi là cần thiết, nhưng cần cân nhắc kỹ thời điểm chín muồi. Về lâu dài có thể bỏ bớt thi nhưng phải chuẩn bị tiền đề.
Nhìn ra các nước tiên tiến như Nhật Bản, thực tế nhu cầu học đại học thấp hơn nhiều so với khả năng đào tạo của các trường, nhưng họ vẫn tổ chức thi.
Có thể hiểu rằng việc tổ chức thi là để mọi người thấy được việc học phải có khả năng thực chứ không phải ai muốn học cũng được học. Hay Liên bang Nga cũng đã thí điểm bỏ thi ĐH vào năm 2010 và áp dụng đại trà vào năm 2011, nhưng tình hình diễn ra khá lộn xộn và phức tạp, địa phương không đủ khả năng điều hành.
Đổi mới công tác thi cử là công việc trọng tâm, cần thiết, nhưng cũng cần có lộ trình cụ thể, gắn với nó chính là sự đổi mới trong chính quá trình đào tạo ở mỗi trường bằng đổi mới, nâng cao chất lượng và khẳng định thương hiệu của mình. Đó mới chính là sự cần thiết hơn cả.
Minh Tư

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ