Trường THCS Hùng Vương (Phú Thọ):

Đổi mới hình thức dạy học qua hoạt động trải nghiệm, dạy học gắn với di sản

GD&TĐ - Trường THCS Hùng Vương (Phú Thọ) luôn nỗ lực đổi mới hình thức dạy học, tăng cường giáo dục trải nghiệm, nâng cao kĩ năng sống cho học sinh.

Đổi mới hình thức dạy học qua hoạt động trải nghiệm, dạy học gắn với di sản

Nhà trường mong muốn, thông qua hoạt động giáo dục trải nghiệm, dạy học gắn với di sản sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm kiên cường đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, ý thức giữ gìn tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc cho các em học sinh ngay từ khi còn trẻ.

Đổi mới dạy học qua hoạt động trải nghiệm

Nằm trong chuỗi hoạt động đổi mới phương pháp dạy học tích cực, hoạt động trải nghiệm là cách học thông qua thực hành, thông qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh được cung cấp kiến thức, kĩ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Với hoạt động này, học sinh sẽ hứng thú và các kiến thức, kĩ năng sẽ được hình thành một cách, tự nhiên nhẹ nhàng.

Hơn 700 em HS trường THCS Hùng Vương tham gia hoạt động ngoại khóa với chủ đề “Sáng mãi niềm tin” tại trường Cao đẳng Công nghiệp quốc phòng.

Hơn 700 em HS trường THCS Hùng Vương tham gia hoạt động ngoại khóa với chủ đề “Sáng mãi niềm tin” tại trường Cao đẳng Công nghiệp quốc phòng.

Nhà giáo Trần Thị Bình - Hiệu trưởng trường THCS Hùng Vương (Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) cho biết, trong những năm học vừa qua, cán bộ giáo viên nhà trường luôn nỗ lực đổi mới công tác dạy học, tăng cường áp dụng phương pháp học tập trải nghiệm thực tế cho học sinh để nâng cao khả năng thực hành và kĩ năng sống. Đây là một giải pháp đem lại nhiều hiệu quả và được phụ huynh cũng như học sinh đặc biệt quan tâm và ủng hộ.

Trong năm học 2023 - 2024, trường THCS Hùng Vương đã phối hợp với trường Cao đẳng Công nghiệp quốc phòng tổ chức chương trình ngoại khoá với chủ đề “Sáng mãi niềm tin”.

Hoạt động này có ý nghĩa sâu sắc nhằm giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, củng cố niềm tin, khơi dậy niềm tự hào và tinh thần trách nhiệm tới các em học sinh, giúp các em nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tham gia chương trình, các em học sinh của trường THCS Hùng Vương đã được tham quan nơi ăn ở, khu vực làm việc, huấn luyện, khu vực tăng gia sản xuất, trực tiếp trải nghiệm một số hoạt động sinh hoạt, luyện tập thường ngày của các chiến sĩ, học viên quân sự tại trường Cao đẳng Công nghiệp quốc phòng: thăm quan mô hình bếp Hoàng Cầm, hệ thống giao thông hào, lô cốt, thao trường bắn, và trực tiếp trải nghiệm hoạt động xếp quân tư trang theo tác phong anh bộ đội cùng nhiều hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ sôi nổi khác.

Tại hoạt động ngoại khóa, các em học sinh được các chú bộ đội hướng dẫn cách gập chăn, màn.

Tại hoạt động ngoại khóa, các em học sinh được các chú bộ đội hướng dẫn cách gập chăn, màn.

Đây là hoạt động ngoại khoá bổ ích, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống đấu tranh anh dũng của quân và dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giúp các em học sinh được trải nghiệm hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt của các chiến sĩ từ đó xây dựng định hướng học tập và nghề nghiệp trong tương lai.

Dạy học gắn với di sản

Bên cạnh đó, trường THCS Hùng Vương còn tích cực xây dựng chương trình dạy học gắn với di sản, tiếp nối và phát triển hơn nữa phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được ngành Giáo dục phát động trong những năm qua.

Nhà giáo Trần Thị Bình - Hiệu trưởng Trường THCS Hùng Vương chia sẻ, nếu trước đây, việc dạy học gắn với di sản trong nhà trường chỉ dừng lại ở việc nhận và chăm sóc các di tích lịch sử, văn hóa, đến nay hoạt động dạy học gắn với di sản được tổ chức phong phú với nhiều hình thức khác nhau. Chính vì vậy, Trường THCS Hùng Vương đã thực hiện mô hình giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua Di sản với chủ đề “Hướng về cội nguồn” tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Cán bộ, giáo viên và học sinh trường THCS Hùng Vương dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Cán bộ, giáo viên và học sinh trường THCS Hùng Vương dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tham gia chương trình “Hướng về cội nguồn” gồm toàn thể các thầy cô giáo và 728 em học sinh, cùng đông đảo cha mẹ học sinh của nhà trường. Tại đây, các em học sinh của trường đã được tham quan di tích lịch sử Đền Hùng. Đặc biệt, tại mỗi ngôi đền, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, và các em học sinh cùng du khách thập phương được lắng nghe các các em học sinh của trường THCS Hùng Vương giới thiệu bằng tiếng Việt và tiếng Anh về lịch sử, truyền thuyết, ý nghĩa của ngôi đền.

Cùng với đó, chương trình “Hướng về cội nguồn” đã mang đến những tiết mục hát xoan vô cùng ấn tượng của các em học sinh lớp 6, cuộc thi vẽ tranh “Đền Hùng trong trái tim em” với hơn 30 bức tranh đạt giải và sân chơi Rung chuông vàng sôi động. Đây là dịp để học sinh của trường hiểu biết hơn về lịch sử quê hương Phú Thọ, tìm hiểu về cội nguồn dân tộc và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Các em học sinh trường THCS Hùng Vương thuyết trình song ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Các em học sinh trường THCS Hùng Vương thuyết trình song ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Thực địa di sản tại nơi có những dấu tích còn vương lại nên học sinh được quan sát các dấu vết của quá khứ, được “mắt thấy, tai nghe” những kiến thức mà các em đang nghiên cứu. Hình thức này giúp các em nâng cao hiểu biết về kiến thức môn học, văn hóa địa phương, qua đó khơi dậy trong các em lòng yêu quê hương, đất nước.

Việc dạy học gắn với di sản, nhất là trải nghiệm tại các di tích lịch sử văn hóa cũng rút ngắn khoảng cách giữa bài học trên trang sách, trong nhà trường với thực tiễn, làm cho nội dung học tập gần với đời sống thật, qua đó kích thích hứng thú nhận thức của học sinh cũng như khơi gợi niềm đam mê, tạo động lực để học tập và sáng tạo.

Từ thực tiễn tổ chức các hoạt động dạy học giáo dục gắn với di sản có thể thấy hình thức dạy học này giúp học sinh biết trân trọng, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, quê hương, từ đó nhân lên niềm tự hào dân tộc trong tâm hồn các em, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước và thúc đẩy ý chí học tập và rèn luyện để xứng đáng với truyền thống dân tộc.

Câu lạc bộ hát xoan của trường THCS Hùng Vương biểu diễn tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Câu lạc bộ hát xoan của trường THCS Hùng Vương biểu diễn tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Với việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, bồi dưỡng nhân cách và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội đối với di sản văn hóa đặc biệt là thế hệ trẻ. Xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu và phát triển đất nước bền vững.

Đồng thời, rèn luyện tính chủ động tích cực sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục lịch sử văn hóa môi trường thiên nhiên. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa tại các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, góp phần đào tạo bồi dưỡng nguồn năng lượng con người - yếu tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi đến sự nghiệp đổi mới phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước.

Đây là dịp để học sinh của trường THCS Hùng Vương hiểu biết thêm về lịch sử quê hương tỉnh Phú Thọ, tìm hiểu về lịch sử cội nguồn dân tộc và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Năm học 2023 - 2024, Trường THCS Hùng Vương (TX Phú Thọ) có 4 dự án tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh phổ thông cấp tỉnh và đã đạt giải cao, cụ thể:

Đạt giải Nhất: Dự án "Biện pháp tăng cường ý thức pháp luật cho học sinh THCS khi sử dụng mạng xã hội" của học sinh Kim Gia Bảo lớp 9D và Hà Phương lớp 8D do cô giáo Vũ Thanh Bình hướng dẫn.

Đạt giải Nhì: Dự án "Xây dựng Website hỗ trợ học sinh THCS lựa chọn tổ hợp môn lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018" của học sinh Phạm Huy Mạnh và Nguyễn Hoàng Phương Anh lớp 9D do cô giáo Nguyễn Thị Minh Thu hướng dẫn.

Học sinh Trường THCS Hùng Vương tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh phổ thông cấp tỉnh.

Học sinh Trường THCS Hùng Vương tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh phổ thông cấp tỉnh.

Đạt giải Ba: Dự án "Thiết kế hệ thống báo cháy và làm sạch không khí ứng dụng công nghệ IOT sử dụng cho hộ gia đình" của học sinh Hạ Chí Đạt lớp 9E và Nguyễn Minh Bảo lớp 9D do cô giáo Nguyễn Thị Hiền hướng dẫn.

Đạt giải Tư: Dự án "Nghiên cứu ảnh hưởng của hiện tượng rối loạn tâm thần học đường đối với HS THCS trên địa bàn thị xã Phú Thọ và đề xuất giải pháp khắc phục" của học sinh Phạm Trần Nhật Minh lớp 9E và Lê Đức Minh lớp 9D do cô giáo Hoàng Thị Việt Hà hướng dẫn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Diễn sâu kịch bản vụng

GD&TĐ - Ukraine càng thêm khó khăn trong cuộc chiến với Nga thì quyết định cho phép của Mỹ và Anh sẽ càng đến nhanh.