Đổi mới đào tạo văn hoá, nghệ thuật

GD&TĐ - ‘Đổi mới, sáng tạo và phát triển trong đào tạo văn hoá, nghệ thuật’ là Chủ đề hội thảo khoa học quốc tế diễn ra ngày 22/10.

Chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật giữa sinh viên Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương và các nghệ sĩ Ấn Độ.
Chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật giữa sinh viên Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương và các nghệ sĩ Ấn Độ.

Hội thảo do Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản ESN (Ấn Độ) tổ chức.

PGS.TS Lê Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho hay, từ năm 2017, mã ngành đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ du lịch được Bộ GD&ĐT quy định, là căn cứ để các cơ sở đào tạo đại học tổ chức đào tạo trình độ này.

Từ 2017, hệ thống các ngành đào tạo du lịch đã hoàn thiện từ trình độ sơ cấp cho đến sau đại học. Cho đến thời điểm này, đến hàng ngàn thạc sỹ du lịch, thạc sỹ quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và gần 20 tiến sĩ du lịch đã tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo du lịch tại Việt Nam.

“Đào tạo nhân lực văn hoá nghệ thuật, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” – nhìn nhận. Theo đó, những cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có đào tạo văn hoá nghệ thuật đóng vai trò quan trọng.

image003-2479-6187.jpg
Ông Lê Anh Tuấn phát biểu tại Hội thảo.

Để phù hợp với xu thế và bối cảnh mới, Vụ trưởng Vụ Đào tạo cho rằng, cần sự nghiệp đào tạo văn hoá nghệ thuật. Các cơ sở đào tạo cần có giải pháp mới sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường và phù hợp với chủ trương chính sách của Quốc gia về phát triển văn hoá.

Mặt khác, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong thời đại 4.0; trong đó chú trọng kết hợp những giá trị truyền thống với giá trị thời đại trong giáo dục và đào tạo văn hoá, nghệ thuật.

Nhấn mạnh 4 nội dung quan trọng được Hội thảo tập trung phân tích, cho ý kiến, PGS.TS Đào Đăng Phượng – Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cho hay:

Thứ nhất, những nghiên cứu về văn hoá; Giáo dục giá trị văn hoá cho thế hệ trẻ thông qua di sản văn hoá phi vật thể; tác động của đổi mới giáo dục ở Việt Nam đến sự phát triển văn hoá, nghệ thuật trong cộng đồng…

Thứ hai, một số nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực giáo dục Âm nhạc như: Những cơ hội và thách thức mới trong đào tạo Âm nhạc trong thời kỳ công nghệ số; Đánh giá thực trạng dạy và học môn Âm nhạc cấp THPT; đào tạo giáo viên Âm nhạc…

Thứ ba, những nghiên cứu về giáo dục Mỹ thuật.

Thứ tư, chú trọng vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Coi đây là một trong những đột phá để phát triển đào tạo văn hoá, nghệ thuật.

image005-2993-2797.jpg
PGS.TS Đào Đăng Phượng phát biểu tại hội thảo.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đề xuất một số giải pháp về thay đổi mô hình đào tạo, hoàn thiện chương trình đào tạo, vận dụng kinh nghiệm quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo văn hoá, nghệ thuật.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng đề cập đến việc thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ trong môi trường đào tạo văn hoá, nghệ thuật.

Đề xuất một số giải pháp về đổi mới hoạt động đào tạo Mỹ thuật ở Việt Nam, GS.TS Trương Quốc Bình – Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam gợi mở, cần hoàn thiện và từng bước triển khai Chiến lược đào tạo mỹ thuật; đồng thời đổi mới công tác quản lý hệ thống đào tạo và cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, cần từng bước thay đổi chương trình đào tạo; bổ sung việc đào tạo những nguồn nhân lực quan trọng khác nhau của ngành Mỹ thuật; đào tạo, bồi dưỡng tài năng mỹ thuật và đổi mới công tác đào tạo công chúng mỹ thuật.

image001-8391-7554.jpg
GS.TS Trương Quốc Bình tham luận tại hội thảo.

Theo GS.TS Trương Quốc Bình, những năm qua, việc học Mỹ thuật ở các trường phổ thông hầu hết được xem là bộ môn dạy nghề. Do đó mục tiêu cơ bản là đào tạo nên những người có khả năng cảm thụ nghệ thuật, có kiến thức và hiểu biết về mỹ thuật cho các tầng lớp thanh niên Việt Nam chưa đạt được. Vì vậy, cần thay đổi tận gốc rễ các vấn đề giáo dục mỹ thuật ở các trường phổ thông.

Hội thảo là diễn đàn khoa học để các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận đánh giá thực trạng phát triển lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật và sự tác động đến các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Hội thảo đã nhận được hơn 100 bài viết của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý trong và ngoài nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ