Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT cần sự đồng hành của cán bộ tuyên giáo

Ông Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì buổi tọa đàm
Ông Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì buổi tọa đàm

Dự tọa đàm có ông Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cùng các đại biểu là cán bộ tuyên giáo của các tỉnh, thành phía Nam.

Mở đầu buổi tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã thông tin tới các đại biểu về bức tranh tổng thể, toàn diện về Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI;

Trong đó tập trung các nội dung: Tại sao phải đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; Các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới; Kết quả đạt được và vấn đề tồn tại; Các nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Động thông tin khái quát về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI
 Thứ trưởng Nguyễn Hữu Động thông tin khái quát về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khái quát những kết quả nổi bật đạt được của ngành trong 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới như: Đổi mới thi cử, đánh giá, đổi mới quá trình dạy, học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; Các cuộc thi Olympic quốc tế và khu vực, cuộc thi KHKT của đoàn Việt Nam đạt kết quả cao;

Đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ đào tạo; Bước đầu đổi mới chính sách và cơ chế tài chính cho GD; NCKH trong các trường ĐH được tăng cường; Mở rộng tăng cường hợp tác quốc tế trong GD…

Các cán bộ tuyên giáo có mặt tại buổi tọa đàm
 Các cán bộ tuyên giáo có mặt tại buổi tọa đàm

Bên cạnh những kết quả, quá trình đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT vẫn còn gặp những rào cản, tồn tại ở một số vấn đề như: Ngân sách cho GD&ĐT chưa đảm bảo, không được quản lý thống nhất và chưa được tống kê chính xác; Đầu tư CSVC, nhất là nhà vệ sinh trường học còn thiếu, lạc hậu, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa;

Đội ngũ giáo viên phổ thông mất cân đối, dẫn tới thừa, thiếu cục bộ ở một số địa phương; Chính sách tiền lương đối với nhà giáo, đặc biệt đối với giáo viên mầm non vẫn chưa thực sự phù hợp. Đặc biệt chưa thể chế hóa được Nghị quyết 29 là “lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng”;

Một số địa phương vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công giáo viên gây bức xúc trong đội ngũ giáo viên và xã hội;…

Từ đó cũng đặt ra những yêu cầu cần sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành GD&ĐT và Ban tuyên giáo để làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như chủ động tích cực tuyên truyền sâu rộng, định hướng dư luận kịp thời, cũng như lan tỏa những kết quả của ngành GD đã thực hiện được. 

Đại biểu đến từ Ban Tuyên giáo Bà Rịa-Vũng Tàu trao đổi ý kiến tại tọa đàm
 Đại biểu đến từ Ban Tuyên giáo Bà Rịa-Vũng Tàu trao đổi ý kiến tại tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, các cán bộ tuyên giáo cũng đã nêu ra những câu hỏi, vấn đề quan tâm tới đổi mới sách giáo khoa, đổi mới chương trình GD phổ thông tổng thế; Việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình mới; Đầu vào các trường sư phạm; Vấn đề đạo đức nghề giáo; Giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống của học sinh sinh viên; Sự phối hợp giữa ngành tuyên giáo và ngành GD; Phân luồng học sinh; Quy hoạch mạng lưới GD&ĐT…

Ngoài ra, một số đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm của địa phương về sự phối hợp giữa công tác tuyên giáo và GD&ĐT. Các đại biểu đánh giá, buổi tọa đàm diễn ra với các câu hỏi thẳng thắn, cụ thể, sâu sát, được lãnh đạo Bộ GD&ĐT giải đáp thỏa đáng.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị, các cán bộ tuyên giáo tìm hiểu sâu hơn nữa những công tác đổi mới GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29 để tham mưu cho chính quyền địa phương có những quyết định chỉ đạo đúng hướng về đổi mới, phát triển GD&ĐT;

Đồng thời thường xuyên trao đổi, gặp gỡ, giao ban khối khoa giáo với nhau cũng như ngành GD chỉ đạo Sở GD&ĐT kịp thời báo cáo, trao đổi, cung cấp thông tin cho Ban tuyên giáo để tuyên truyền mạnh mẽ hơn trong nhân dân, cũng như có thể xử lý tốt các vấn đề khủng hoảng truyền thông (nếu có) tại địa phương;

Nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của người dân, tuyên truyền cho người dân hiểu, cùng tham gia vào công cuộc đổi mới GD&ĐT. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ