Độc đáo thú cưng của đồng bào Mông ở rẻo cao

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Hiện đang là thời điểm 'nở rộ' các hội xuân trên rẻo cao. Đây cũng là dịp để các thanh niên người Mông tranh thủ khoe thú cưng.

Không phải phong tục, song từ lâu việc khoe gà rừng tại các hội xuân đã trở thành thú vui không thể thiếu của đồng bào Mông ở rẻo cao.
Không phải phong tục, song từ lâu việc khoe gà rừng tại các hội xuân đã trở thành thú vui không thể thiếu của đồng bào Mông ở rẻo cao.

Từ lâu, những con gà rừng quý hiếm đã gắn bó với đời sống người dân vùng cao. Đặc biệt với đồng bào Mông, họ xem gà rừng như thú cưng đặc biệt trong nhà. Những chú gà rừng không chỉ nuôi đơn thuần mà sẽ được chăm sóc tỉ mỉ. Từ việc cho ăn, uống, tỉa lông, huấn luyện gáy, chọi… Thành quả cả năm chăm sóc sẽ được bà con mang theo xuống các hội xuân để khoe, đọ…

Tại các hội xuân ở vùng cao thường có góc riêng dành cho những người đam mê gà rừng.

Tại các hội xuân ở vùng cao thường có góc riêng dành cho những người đam mê gà rừng.

Mỗi người thường có từ 1, thậm chí vài ba chiếc túi dành riêng để chứa những chú gà rừng.

Mỗi người thường có từ 1, thậm chí vài ba chiếc túi dành riêng để chứa những chú gà rừng.

Hiện nay gà rừng nguyên gốc rất quý hiếm nên đa phần là gà rừng được bà con thuần chủng, tự nhân giống.

Hiện nay gà rừng nguyên gốc rất quý hiếm nên đa phần là gà rừng được bà con thuần chủng, tự nhân giống.

Gà rừng được mang xuống hội chủ yếu để khoe vẻ đẹp...

Gà rừng được mang xuống hội chủ yếu để khoe vẻ đẹp...

...đọ tiếng gáy.

...đọ tiếng gáy.

Hoặc thể hiện sức mạnh qua màn "chọi thử".

Hoặc thể hiện sức mạnh qua màn "chọi thử".

Vì rất coi trọng gà rừng nên đa phần bà con chỉ cho gà thể hiện "vài đường" chọi thử chứ không đấu đá phân thắng, bại.

Vì rất coi trọng gà rừng nên đa phần bà con chỉ cho gà thể hiện "vài đường" chọi thử chứ không đấu đá phân thắng, bại.

Những chú gà rừng là chủ đề chính của các cuộc trò chuyện xuyên suốt buổi hội.

Những chú gà rừng là chủ đề chính của các cuộc trò chuyện xuyên suốt buổi hội.

Ngoài các chủ gà, ở đây còn thu hút nhiều người cũng đam mê gà rừng tìm đến.

Ngoài các chủ gà, ở đây còn thu hút nhiều người cũng đam mê gà rừng tìm đến.

Mỗi chú gà rừng trung bình được bán với giá từ 1 - 1,5 triệu đồng.

Mỗi chú gà rừng trung bình được bán với giá từ 1 - 1,5 triệu đồng.

Được giá và thu hút nhất là gà tai trắng.

Được giá và thu hút nhất là gà tai trắng.

Anh Hờ A Mua, xã Hừa Ngài (huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên) hiện đang sở hữu hàng chục con gà rừng lai cho hay, gà đẹp phải thon gọn, đuôi dài, chân thẳng và trơn, gáy hay.
Anh Hờ A Mua, xã Hừa Ngài (huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên) hiện đang sở hữu hàng chục con gà rừng lai cho hay, gà đẹp phải thon gọn, đuôi dài, chân thẳng và trơn, gáy hay.
Cũng theo anh Mua, để "sở hữu" được chú gà "có giá" cũng hết sức kỳ công. Ngoài cho ăn, uống, còn phải chăm sóc tỉ mỉ về diện mạo, dạy gáy... (Trong ảnh: Anh Mua hướng dẫn gà gáy theo ý).

Cũng theo anh Mua, để "sở hữu" được chú gà "có giá" cũng hết sức kỳ công. Ngoài cho ăn, uống, còn phải chăm sóc tỉ mỉ về diện mạo, dạy gáy... (Trong ảnh: Anh Mua hướng dẫn gà gáy theo ý).

Đặc biệt, đây là giống gà không thể nuôi nhốt. Bà con thường thả trên các thân cây.

Đặc biệt, đây là giống gà không thể nuôi nhốt. Bà con thường thả trên các thân cây.

Rời hội xuân, tháng 2 (dương lịch) là thời gian thích hợp để các chú gà rừng lai được đưa đi thực hiện nhiệm vụ mới - bẫy gà rừng.

Rời hội xuân, tháng 2 (dương lịch) là thời gian thích hợp để các chú gà rừng lai được đưa đi thực hiện nhiệm vụ mới - bẫy gà rừng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ