Hàng ngàn người tham dự lễ hội gò Đống Đa Xuân Quý Mão

GD&TĐ - Sáng 26/1, tại gò Đống Đa (Hà Nội) hàng ngàn người đã tụ hội về cùng dâng hương, tham dự Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Hằng năm vào ngày mùng 5 Tết, Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức để tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Quang Trung (Nguyễn Huệ) cùng các tướng lính, nghĩa quân Tây Sơn và nhân dân đương thời, đã anh dũng chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Từ sáng sớm, các đoàn tham gia chương trình lễ kỷ niệm đã thực hiện nghi thức tế lễ, rước kiệu Hoàng đế Quang Trung và Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và khách thập phương tham dự.

Từ sáng sớm, các đoàn tham gia chương trình lễ kỷ niệm đã thực hiện nghi thức tế lễ, rước kiệu Hoàng đế Quang Trung và Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và khách thập phương tham dự.

Ngoài những nét văn hóa khá tương đồng với lễ hội Tây Sơn Thượng đạo (An Khê - Gia Lai), Tây Sơn Hạ đạo (Bình Định), Lễ hội gò Đống Đa có những điểm khác biệt rất độc đáo và hấp dẫn.

Ngoài những nét văn hóa khá tương đồng với lễ hội Tây Sơn Thượng đạo (An Khê - Gia Lai), Tây Sơn Hạ đạo (Bình Định), Lễ hội gò Đống Đa có những điểm khác biệt rất độc đáo và hấp dẫn.

Trong khoảng thời gian trước khi diễn ra phần chính hội (từ 6 – 8 giờ sáng), các nghi lễ như: Tế lễ, rước kiệu Hoàng đế Quang Trung và Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, dâng hương đã được các cụ cao niên, đoàn Tế lễ đến từ các tỉnh (Quảng Ninh, Nam Định…) tiến hành sớm.

Trong khoảng thời gian trước khi diễn ra phần chính hội (từ 6 – 8 giờ sáng), các nghi lễ như: Tế lễ, rước kiệu Hoàng đế Quang Trung và Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, dâng hương đã được các cụ cao niên, đoàn Tế lễ đến từ các tỉnh (Quảng Ninh, Nam Định…) tiến hành sớm.

Từ sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội truyền thống, trở thành quốc lễ.

Từ sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội truyền thống, trở thành quốc lễ.

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử là một trong những chiến công chống ngoại xâm nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam và là chiến công oanh liệt nhất của Hoàng đế Quang Trung.
Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử là một trong những chiến công chống ngoại xâm nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam và là chiến công oanh liệt nhất của Hoàng đế Quang Trung.
Cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn, chấm dứt cuộc nội chiến phân tranh giữa nhà Trịnh ở phía Bắc và nhà Nguyễn ở phía Nam kéo dài suốt 2 thế kỷ.

Cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn, chấm dứt cuộc nội chiến phân tranh giữa nhà Trịnh ở phía Bắc và nhà Nguyễn ở phía Nam kéo dài suốt 2 thế kỷ.

Kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2023), Đoàn đại biểu TP Hà Nội do ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch TP Hà Nội dẫn đầu đã tới dâng hoa, dâng hương tại Tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ và Đền thờ Hoàng đế Quang Trung tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa.

Kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2023), Đoàn đại biểu TP Hà Nội do ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch TP Hà Nội dẫn đầu đã tới dâng hoa, dâng hương tại Tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ và Đền thờ Hoàng đế Quang Trung tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa.

Lễ hội thu hút hàng ngàn người dân đến tham dự.

Lễ hội thu hút hàng ngàn người dân đến tham dự.

Những tiết mục tái hiện lại lịch sử do Nhà hát Chèo Trung ương biểu diễn.Những tiết mục tái hiện lại lịch sử do Nhà hát Chèo Trung ương biểu diễn.Những tiết mục tái hiện lại lịch sử do Nhà hát Chèo Trung ương biểu diễn.Những tiết mục tái hiện lại lịch sử do Nhà hát Chèo Trung ương biểu diễn.

Những tiết mục tái hiện lại lịch sử do Nhà hát Chèo Trung ương biểu diễn.

Năm Kỷ Dậu 1789 cũng là năm đã đi vào lịch sử dân tộc và lòng người Việt Nam. Đó là một trong những mùa Xuân kỳ diệu nhất, tiêu biểu cho ý chí quật cường, cho sức mạnh tinh thần đại đoàn kết của dân tộc, tiêu biểu cho sức mạnh phi thường, ý chí kiên cường, lòng quả cảm và sự sáng tạo phong phú của dân tộc ta.

Năm Kỷ Dậu 1789 cũng là năm đã đi vào lịch sử dân tộc và lòng người Việt Nam. Đó là một trong những mùa Xuân kỳ diệu nhất, tiêu biểu cho ý chí quật cường, cho sức mạnh tinh thần đại đoàn kết của dân tộc, tiêu biểu cho sức mạnh phi thường, ý chí kiên cường, lòng quả cảm và sự sáng tạo phong phú của dân tộc ta.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.