Doanh nghiệp Trung Quốc nợ nhiều nhất thế giới

Những dấu hiệu xấu của kinh tế Trung Quốc tiếp tục khi nợ doanh nghiệp nước này đã vượt Mỹ với số tiền nợ lên tới 14.200 tỉ USD, trong khi nợ của Mỹ là 13.100 tỉ USD trong năm ngoái.

Doanh nghiệp Trung Quốc nợ nhiều nhất thế giới
Doanh nghiệp Trung Quốc nợ nhiều nhất thế giới ảnh 1
Một người đàn ông sử dụng điện thoại di động sau một xe ba bánh ở Bắc Kinh. Giới quan sát nói Trung Quốc sẽ không thể tung tiền kích thích kinh tế khi các khoản nợ ở nước này đang bùng nổ như hiện nay - Ảnh: AFP

Bloomberg trích báo cáo của Tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s (S&P) hôm 15-6 dự đoán nhu cầu vay vốn của nền kinh tế Trung Quốc sẽ lên đến 20.000 tỉ USD vào cuối năm 2018, bằng 1/3 nhu cầu vay tín dụng toàn thế giới.

Với việc đang là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, những rủi ro của kinh tế Trung Quốc có khả năng ảnh hưởng lớn tới kinh tế toàn cầu.

Mua giấy chứng nhận ISO tràn lan

Truyền thông Trung Quốc ngày 16-6 tiết lộ nhiều ngành ở nước này đút lót tiền để mua giấy chứng nhận kiểm định chất lượng. Tân Hoa xã cho biết vấn nạn này lan tràn trong mọi lĩnh vực từ chế biến nông sản, công nghiệp chế tạo máy đến sản xuất đồ chơi trẻ em. Một công ty thiết bị cơ khí ở quận Tân Trạm, Hợp Phì chỉ cần bỏ ra khoảng 3.100 USD cho công ty môi giới và cơ quan kiểm định của nhà nước là họ nhận được giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm ISO 9000 chỉ trong vòng một tháng, thay vì phải mất chín tháng theo quy định.

 “Rủi ro tín dụng của Trung Quốc càng cao đồng nghĩa với nguy cơ của nền kinh tế thế giới càng lớn - Hãng tin Bloomberg dẫn lời chuyên gia Jayan Dhru, giám đốc điều hành S&P ở New York, nói - Mỹ tiếp tục đà hồi phục, châu Âu đang vật lộn với tăng trưởng chậm song chuyện then chốt vẫn là Trung Quốc”.

Theo Bloomberg, các doanh nghiệp của Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã bán khoảng 52,3 tỉ USD trái phiếu qua thị trường chứng khoán từ đầu năm tới nay. Tập đoàn hóa dầu Trung Quốc (Sinopec Group) đang là doanh nghiệp phát hành cổ phiếu lớn nhất châu Á, đã huy động 6 tỉ USD. Trong thời gian chưa đầy hai tháng gần đây, Tập đoàn Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) cũng trở thành “con nợ” khi huy động các trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 30 năm để có được khoản 4 tỉ USD. Trung Quốc đang có khoảng 8.500 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Simon Ip, giám đốc thị trường của Agricole Suisse SA ở Singapore, nói nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng mạnh so với những năm qua. Một phần là do họ có nhu cầu mở rộng kinh doanh trên toàn cầu.

Năm 2009, doanh nghiệp Trung Quốc được đánh giá cao khi sử dụng hiệu quả đòn bẩy kinh tế. Nhưng sau đó, hiệu quả của đòn bẩy này kém đi và hệ quả là họ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong những năm khủng hoảng tiếp theo. Theo đánh giá của S&P, số vốn vay của các công ty Trung Quốc chiếm khoảng 30% tổng số tín dụng doanh nghiệp toàn cầu. Trong đó có khoảng 1/3 hoặc 1/4 là tiền huy động thông qua hình thức hoạt động ngân hàng “không chính thức” trong nước, điều này đồng nghĩa với việc có khoảng 4.000-5.000 tỉ USD trong tổng nợ doanh nghiệp toàn cầu đang đối mặt nhiều rủi ro.

Bắc Kinh đã “buông tay” cho một số doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ tuyên bố phá sản, nhằm giảm bớt rắc rối cho nền kinh tế ví dụ như các doanh nghiệp pin năng lượng mặt trời. S&P dự đoán có thể tiếp theo là những doanh nghiệp trong ngành thép vì hiện nay giá quặng thép ở Trung Quốc đã rớt 26%.

Theo tuoitre.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.