Doanh nghiệp tìm hướng đi mới trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19

GD&TĐ - Trong nước, tình hình dịch Covid-19 đã và đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, điều này thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục thích ứng tìm hướng đi mới.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại và lây lan nhanh ra trong cộng đồng là vấn đề lo ngại cho hoạt động của các ngành kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp khi vừa vực dậy sau đợt dịch Covid-19 gần đây từ tháng 5-9/2021.

Việc đặt ra vấn đề “sống chung với dịch”, vừa đảm bảo an toàn cho con người vừa phát triển được kinh tế, mang lại được các “đơn hàng” đang là “bài toán” đau đầu của các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Thực tế trong nước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội. Đây là mối lo của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục cũng không ngoại lệ khi khả năng một lần nữa dịch tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như doanh thu. Vì vậy, tìm “lối ra" đang là bài toán của các doanh nghiệp này.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ở mảng giáo dục.

Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (hay còn gọi la CPI là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng) trong mức giảm của CPI tháng 9/2021 so với tháng trước, có 5/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, trong đó nhóm giáo dục có mức giảm nhiều nhất. CPI bình quân quý III/2021 tăng 2,51% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2021, CPI tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 (Tốc độ tăng CPI bình quân 9 tháng so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2021 lần lượt là: tăng 2,07%; tăng 3,79%; tăng 3,57%; tăng 2,5%; tăng 3,85%; tăng 1,82%). Lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%.

Vì vậy, khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại trong cộng đồng sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới nguồn thu của các doanh nghiệp này.

Hiện, thực tế không chỉ những lĩnh vực phổ biến như nông sản, may mặc,… chịu ảnh hưởng mạnh do tác động của đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong cộng đồng mà các hoạt động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, trước tình hình trên, nhiều doanh nghiệp đã chủ động chuẩn bị cho bản thân các hướng đi để tự “cứu mình”.

Trong kinh doanh lĩnh vực giáo dục, khi bối cảnh dịch Covid-19, giao dịch trực tiếp bị đứt gãy tạo cơ hội cho mua sắm trực tuyến và thanh toán không tiếp xúc lên ngôi. Theo tìm hiểu của phóng viên, rất nhiều các thiết bị giáo dục, sách giáo khoa, sách tham khảo,… được bán ở nhiều trang thương mại điện tử như:  Sendo, Shopee, Lazada… Khách hàng khi lựa chọn mua sẽ được giao đến tận nhà, có tích hợp nhiều tính năng tiện lợi như thanh toán online, tư vấn từ các gian hàng,…

Như Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã ưu tiên tổ chức giới thiệu SGK theo hình thức trực tuyến để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, đảm bảo hoàn thành việc giới thiệu SGK mới.

Bối cảnh dịch Covid-19, giao dịch trực tiếp bị đứt gãy tạo cơ hội cho mua sắm trực tuyến và thanh toán không tiếp xúc lên ngôi. Ảnh chụp màn hình.
Bối cảnh dịch Covid-19, giao dịch trực tiếp bị đứt gãy tạo cơ hội cho mua sắm trực tuyến và thanh toán không tiếp xúc lên ngôi. Ảnh chụp màn hình.

Phần lớn công ty kinh doanh các thiết bị giáo dục, sách giáo khoa cho biết, thời điểm tháng 9/2021, đầu năm học năm 2021-2022, do ảnh hưởng của dịch, học sinh chủ yếu học trực tuyến, doanh thu bán hàng trực tuyến của nhiều cửa hàng chiếm phần lớn so với doanh thu tại các cửa hàng.

Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục không chỉ tìm ra những giải pháp mới trong kinh tế, để thích ứng trong với đại dịch, đối với các doanh nghiệp cung ứng trong của ngành sản xuất các thiết bị giáo dục, xuất bản sách,… cũng đã có phương án bố trí, sắp xếp, quản lý công nhân/người lao động làm việc hợp lý, chặt chẽ để đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 cho sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất khi có ca F0.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục có đông người lao động cũng đã phải chủ động phương án bố trí cách ly F1 tại doanh nghiệp hoặc ký túc xá doanh nghiệp theo phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng sử dụng khi dịch bệnh bùng phát trên diện rộng.

Nhiều sáng kiến trong các doanh nghiệp kinh doanh thuộc lĩnh vực giáo dục cũng đã được triển khai như áp dụng giờ làm linh hoạt; cắt giảm chi phí sản xuất; rà soát, tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu thay thế; tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là khai thác thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.